Triển khai một hợp hương

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu phối chế nước hoa từ tinh dầu thiên nhiên (Trang 26 - 29)

Khi thiết lập công thức một số hợp hương, việc đầu tiên là phải xác định loại hương, người tạo hương phải khảo sát và tìm hiểu các loại nguyên liệu cần thiết bằng kinh nghiệm hoặc tài liệu có sẵn để có một định hướng phối chế tương đối chính xác. Tiếp theo, người tạo hương phải điều chỉnh để có một hợp hương đạt yêu cầu hương tính và các chỉ tiêu kỹ thuật cần thiết.

Các tính chất của các cấu tử trong hợp hương, sự chuyển mùi hương giữa các nốt hương đầu, giữa và nền phải được thực hiện hài hòa trên nền đối tượng sử dụng, tương tác giữa các thành phần trong hương, tính hài hòa, tính lưu hương trong khuôn khổ sử dụng được giới hạn và ràng buộc chặt chẽ, để đảm bảo sự ổn định cả về các chỉ tiêu hóa lý và hương thơm, tính tương quan giữa chất lượng giá thành sản phẩm.

Cần quan tâm đến sự biến đổi của một số cấu tử riêng biệt do phản ứng đồng phân hóa hay thủy phân các ester làm thay đổi một ít hương thơm. Ví dụ, trong hợp hương có chứa linalylacetat, linalylacetat có thể bị thủy phân cho linalol một phần, sự biến đổi này không làm thay đổi độ ổn định về mùi. [8]

Tuy nhiên, người phối hương vẫn thích dùng ester hơn do sự hiện diện của nó làm hương ngát hơn. Khi có dự biến đối hương (mùi, màu...), người phối hương phải xác định được phạm vi sử dụng cũng như dự đoán các nguyên nhân gây ra, sau đó tiến hành các thí nghiệm đưa hợp hương vào các nền tương ứng và lưu trữ trong các điều kiện mà khách hàng đòi hỏi để phát hiện các yếu tô làm ảnh hưởng, từ đó điều chỉnh hợp hương hoặc đưa vào những khuyến cáo cần thiết.

Những kiểm nghiệm về độ ổn định thường kéo dài, có thể đến một vài tháng, nên người phối chế có thể dựa vào kinh nghiệm của minh để điều chỉnh, khi sự điều chỉnh do kinh nghiệm không hữu hiệu mới thực hiện các bước trên. Người phối chế có thể dựa vào các tài liệu liên quan của các tác giả như:

Me Donough, Morel, Pickhall, Karas và Wynne nghiên cứu phản ứng giữa các nguyên liệu của hợp hương lên sự ổn định của hệ nhũ.

Wight, Tomlinson và Kirmeier nghiên cứu các phản ứng sinh ra trong bình chứa bằng polyethylen khi chứa sản phẩm chứa hương.

Kilmer nghiên cứu vấn đề phối hương cho xà phòng và bột giặt tổng hợp.

Foresman và Pantaleoni nghiên cứu về những hợp chất thích hợp trong aerosol khi sử dụng hương.

Sagarin và Balsam nghiên cứu về các sản phẩm tạo dạng cho tóc khi chứa thioglycolat có phối hương.

Hiện nay, nhiều dụng cụ phân tích đã được sử dụng trong lĩnh vực hương liệu, như sắc ký khí, phổ hồng ngoại, quang phổ uv, khối phổ, phổ cộng hưởng từ hạch nhân... Với những phương tiện này người ta phát hiện ra được rất nhiều cấu tử mang hương và xác định các tính chất của chúng, giúp cho việc phối chế và sử dụng dễ dàng hơn.[8]

CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu phối chế nước hoa từ tinh dầu thiên nhiên (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)