Tính hướng quang

Một phần của tài liệu Khả năng nhân nuôi nhệ gié Steneotarsonemus spinki trong phòng thí nghiệm (Trang 40 - 41)

Trong tự nhiên nhện thường sinh sống ở trong bẹ lá, trong gân lá và trong hạt, đây là những vị trí ít hoặc không được chiếu sáng. Vì vậy chúng tôi tiến hành thí nghiệm đánh giá tính hướng quang của nhện.

Để tiến hành thí nghiệm này chúng tôi cắt ống thân thành các đoạn ngắn, 2 đầu giữ lại đốt. 1/2 ống thân được bịt băng dính đen hoàn toàn, 1/2 còn lại được quấn nilon trắng mỏng. Sau đó thả nhện vào trong ống thân và theo dõi sự phân bố của nhện trong các khoảng thời gian 3, 6, 24 giờ.

Hình 4.22. Thí nghiệm hướng quang

Kết quả thí nghiệm tính hướng quang của nhện gié được trình bày ở bảng 4.11

Bảng 4.11. Tính hướng quang của nhện gié

Thời gian quan sát Phân bố (%)

Bên sáng Bên tối

Sau 3 giờ 64.22 35.78

Sau 6 giờ 25.77 74.23

Hình 4.23. Tỷ lệ (%) nhện gié trong ống thân thí nghiệm hướng quang

Qua bảng số liệu và đồ thị chúng ta thấy rằng khi mới chuyển sang ống thân mới hoạt động của nhện còn hỗn loạn sau. Sau khi thả nhện vào trong ống thân trong 3 giờ đầu tiên phân bố của nhện ở bên sáng và tối chưa rõ ràng có 64.22% nhện tập trung ở bên sáng và 35.78% nhện tập trung ở bên tối.

Sau 6 giờ hoạt động của nhện ổn định dần, nhện di chuyển về bên tối nhiều hơn, nhện bắt đầu đẻ trứng. Có 74.23% nhện tập trung ở bên tối trong khi đó chỉ có 25.77% nhện còn ở bên sáng.

Sau 24 giờ nhện ổn định hoạt động và làm tổ, đẻ trứng 100% nhện ở hoàn toàn phía ống thân được bịt đen.

Vậy: Nhện gié có tính hướng tối, nhện ưa thích nơi tối không có ánh sáng.

Một phần của tài liệu Khả năng nhân nuôi nhệ gié Steneotarsonemus spinki trong phòng thí nghiệm (Trang 40 - 41)