Chuyển nhện vào cây lúa

Một phần của tài liệu Khả năng nhân nuôi nhệ gié Steneotarsonemus spinki trong phòng thí nghiệm (Trang 36 - 40)

Chuyển nhện lên cây lúa là bước quan trọng trong quá trình làm các thí nghiệm về nhện gié. Đây là bước quyết định thành công của các thí nghiệm liên quan tới việc lây nhện gié trên cây.

4.2.4.1. Tỷ lệ sống của các pha phát dục của nhện gié

Để chuyển nhện lên cây lúa thành công chúng tôi tiến hành thí nghiệm thả các pha phát dục của nhện trên gân lá, theo dõi tỷ lệ sống của nhện theo thời gian để xác định pha phát dục phát triển tốt nhất để lây chuyển lên cây lúa.

Chúng tôi tiến hành nuôi trên đĩa Petri: Chọn lá lúa to sạch, gân dày, lồi (lá thứ 2 tính từ lá ngọn). Cắt lá lúa thành từng đoạn 2 - 3cm. Dùng dao lam cắt vát gân lá lúa (1/3 chiều dày gân) cách đầu mép 0,5cm tạo khoang trong gân lá vẫn để phần gân cắt làm nắp đậy. Đặt đoạn lá vào đĩa trên bông ẩm tạo môi trường tự nhiên cho nhện sinh sống.

Bảng 4.9. Tỷ lệ sống của các pha phát dục của nhện gié trên gân lá

Pha phát dục Tỷ lệ sống(%)

Sau 1 ngày Sau 2 ngày Sau 3 ngày Sau 4 ngày

Trứng 6.67 16.67 60 80

Nhện TTCCN 33 33 33

Nhện TTCCC 86.67 80 80

Ghi chú: TTCCN: Trưởng thành cái chạy nhanh TTCCC: Trưởng thành cái chạy chậm Với trứng tính tỷ lệ nở (%)

Với nhện trưởng thành tính tỷ lệ tồn tại trên đĩa lá (%)

Hình 4.20. Tỷ lệ sống của các pha phát dục của nhện gié trên gân lá

Qua bảng 4.9 và hình 4.20 Tỷ lệ sống của các pha phát dục của nhện gié trên gân lá chúng tôi thấy rằng sau 1 ngày tỷ lệ sống của pha nhện cái trưởng thành chạy chậm là cao nhất trên gân lá đạt 86.67% tiếp theo là pha nhện cái trưởng thành chạy nhanh đạt 33%, tỷ lệ trứng nở đạt 6.6.7%. Trong các ngày tiếp theo tỷ lện trứng nở tăng dần đến ngày thứ 4 đạt 80%, pha nhện cái trưởng thành chạy chậm có tỷ lệ sống ở mức cao và ổn định 80%. Như vậy pha phát dục tốt nhất của nhện để thả ra đồng ruộng là pha nhện cái trưởng thành chạy chậm.

Để xác định hiệu quả của quá trình nhân nuôi và chất lượng nhện gié nuôi trong phòng thí nghiệm chúng tôi tiến hành chuyển nhện lên cây lúa bằng cách chuyển nhện trưởng thành cái chạy chậm vào trong gân lá sau đó lây chuyển lên cây lúa theo 2 cách.

Cách 1: Kéo nhẹ để mở bẹ lá thứ nhất của cây lúa (tính từ lá ngọn) rồi cắm phần gân lá đã lây nhện vào trong bẹ lá lúa.

Cách 2: Không kéo mở bẹ lá lúa mà kẹp phần gân lá đã lây nhện vào cổ lá lúa.

Số lượng nhện thả: 5 nhện/gân Thời gian: 7 ngày

Chỉ tiêu theo dõi: Số lượng nhện trên cây lúa Kết quả được trình bày ở bảng 4.10

Bảng 4.10. Sự phát triển của nhện gié trên cây lúa

Phương pháp lây

Số lượng nhện khi kiểm tra Trứng (quả/dảnh) Nhện non (con/dảnh) Nhện KDĐ (con/dảnh) Nhện TT đực (con/dảnh) Nhện TT cái (con/dảnh) Kẹp vào trong bẹ 60.43 ± 22.08 5.14 ± 2.47 0.00 0.00 4.57 ± 0.78 Kẹp vào cổ lá lúa 7.86 ± 3.84 0.00 0.00 0.00 2.14 ± 1.07

Hình 4.21. Sự phát triển của nhện gié trên cây lúa

Kết quả ở bảng 4.10 và hình 4.21 cho thấy khi thả nhện trưởng thành cái chạy chậm được nuôi trong phòng thí nghiệm lên cây lúa nhện vẫn sinh trưởng phát triển bình thường nhện đã đẻ trứng và cũng đã quan sát thấy nhện non như vậy nhện gié được nuôi trong phòng thí nghiệm có chất lượng tốt.

Phương pháp kẹp đoạn gân lá đã lây nhện vào trong bẹ lá lúa cho kết quả tốt hơn là phương pháp kẹp đoạn gân lá vào cổ lá lúa . Khi kéo nhẹ bẹ lá rồi kẹp đoạn gân lá có nhện vào trong bẹ số lượng nhện cái còn tồn tại trên dảnh cao 4.57 con/dảnh, nhện đẻ nhiều trứng trung bình 60.34 trứng/dảnh và xuất hiện nhện non 5.14 con/dảnh trong khi nếu kẹp đoạn gân lá đã lây nhện vào thân cây lúa lượng nhện tương ứng là 2.14 nhện trưởng thành cái/dảnh, 7.86 trứng/dảnh và chưa thấy có nhện non.

Như vậy khi lây nhện gié vào cây lúa nên dùng phương pháp chuyển nhện lên gân lá lúa sau đó kéo nhẹ để mở bẹ lá thứ nhất của cây lúa rồi kẹp đoạn gân lá đã lây nhện vào trong bẹ lá của cây.

Một phần của tài liệu Khả năng nhân nuôi nhệ gié Steneotarsonemus spinki trong phòng thí nghiệm (Trang 36 - 40)