1.8.1. Điểm mạnh
- Với nhiều năm hoạt động, Vinafco đã tạo được uy tín cho thương iệu của mình đối với khách hàng trong nước và một số bạn hàng nước ngoài.
- Ngành nghề kinh doanh của công ty đa dạng nên có thể giảm thiểu rủi ro ngành. - Kinh doanh trong nhiều lĩnh vực nhưng mô hình quản lý phù hợp, phân cấp cho từng
đơn vị nên vẫn đạt hiệu quả cao. Đồng thời, Công ty cũng luôn có sự thay đổi linh hoạt trong cơ chế quản lý, thích ứng với điều kiện và trong từng thời kỳ.
- Dịch vụ vận tải là lĩnh vực kinh doanh nòng cốt với sự đầu tư mạnh vào đội tàu biển, hệ thống xe téc chở hóa chất, hệ thống kho bãi;
- Đội ngũ quản lý có trình độ, kinh nghiệm, năng động, có tinh thần trách nhiệm, gắn bó với Công ty, đoàn kết tạo thành một khối thống nhất;
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động, sản xuất hăng say, đạt hiệu quả cao trong kinh doanh;
1.8.2. Điểm yếu
- Hoạt động trải đều trên nhiều lĩnh vực làm hạn chế việc phát triển theo chiều sâu vào các mảng chủ đạo, có nhiều tiềm năng: kho bãi, vận chuyển;
- Đầu tư thêm không theo kịp nhu cầu thị trường (ít hơn so với các “đối thủ lớn” cùng lĩnh vực làm giảm lợi thế cạnh tranh);
- Hoạt động phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay và với lãi xuất vay tăng cao làm ảnh hường đến lợi nhuận/cổ tức;
- Vấn đề xây dựng thương hiệu chưa thực sự được quan tâm đúng mức;
- Chi phí hoạt động và chi phí quản lý của công ty cao. Đội tàu của công ty già, khả năng cạnh tranh kém;
- Nguồn vốn kinh doanh của công ty còn ít, vốn lưu động luôn thiếu hụt, không đáp ứng kịp tốc độ phát triển nhanh của công ty;
- Do hoạt động đa ngành nghề nên các dịch vụ, sản phẩm của công ty không thưc sự làm tâm điểm so với các đối thủ cạnh tranh, chưa tạo được sắc thái riêng biệt.
1.8.3. Cơ hội
- Việt Nam đã trở thành thành viên WTO;
- Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh nhiều năm là cơ hội kinh doanh “Vàng” cho các DN;
- Khi Việt Nam tham gia các tổ chức kinh tế thế giới sẽ tạo thế và lực cho các doanh nghiệp Việt Nam, tránh tình trạng bị phân biệt đối xử; được hưởng những ưu đãi thương mại và mở rộng thị trường;
- Xuất/ Nhập khẩu tăng mạnh dẫn đến nhu cầu kho bãi/ vận chuyển tăng cao;
- Các “đối thủ” cạnh tranh chuyên nghiệp có “nền tảng” như Vinafco tại Viêt Nam chưa nhiều;
- Hiện nay VINAFCO đang là đại lý của một số hãng nước ngoài, đồng thời có Công ty liên doanh sẽ tạo cơ hội cho Công ty mở rộng thị trường ra nước ngoài hơn nữa; - Thu hút vốn đầu tư thông qua thị trường chứng khoán;
- Nền kinh tế Việt Nam đang trong đà tăng trưởng khá nhanh và ổn định là môi trường tốt cho sự phát triển của công ty đa ngành nghề như Vinafco.
- Khi Việt Nam tham gia các tổ chức kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng những ưu đãi thương mại và mở rộng thị trường.
1.8.4. Thách thức
- Việc gia nhập các tổ chức thương mại thế giới cũng là nguy cơ khi Công ty phải cạnh tranh trực tiếp và bình đẳng với các Công ty nước ngoài ngay tại thị trường Việt Nam; Thị trường “mở cửa” = Cạnh tranh gay gắt hơn;
- Sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong nước trong các lĩnh vực về dịch vụ vận tải. dịch vụ vận tải đa phương thức, sản xuất thép...;
- Sẽ là cuộc cạnh tranh không chỉ về “giá & quan hệ” mà còn là cạnh tranh về “chất lượng dịch vụ, trình độ quản lý, chế độ đãi ngộ nhân tài/nhân viên”;
- Giữ lại những Nhân Tài trước cuộc “tấn công” của các đối thủ;
- Do tính chất đa ngành nghề, các hoạt động của công ty đều chịu sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường trong nước;
- Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới khiến công ty phải cạnh tranh trực tiếp và bình đẳng với các công ty nước ngoài ngay tại thị trường Việt Nam.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO
Bảng 2.1 – Bảng phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Vinafco giai đoạn 2019-2020
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kỳ gốc (2019) Kỳ nghiên cứu (2020) Chênh lệch So sánh (%)
I Giá trị sản xuất
1 Hoạt động vận tải biển Triệu đồng 529867 522985 -6882 98.7
2 Dịch vụ kho bãi, vận tải đường bộ Triệu đồng 432521 458745 26224 106.06
3 Dịch vụ khác Triệu đồng 29698 25168 -4530 84.7
II Lao động, tiền lương
1 Tổng Số lao động bình quân Người 677 650 -27 96.01
2 Năng suất lao động bình quân Tr đ/người 380 354 -26 93.15
3 Tổng quỹ lương Triệu đồng 38016 35273 -2743 92.78
4 Tiền lương bình quân Trđ/ng/tháng 9.8 9.0 -0.8 91.83
III Chỉ tiêu tài chính
1 Doanh thu Triệu đồng 994399 1046266 51867 105.21
2 Chi tiêu Triệu đồng 72305 73,933 1628 102.2
3 Lợi nhuận Triệu đồng 108194 87389 -20805 80.77
IV Quan hệ với ngân sách
1 Thuế TNDN Triệu đồng 2515 2347 -168 93.32
2 Thuế GTGT Triệu đồng 163 206 43 126.38
3 Thuế XNK Triệu đồng 234 159 -75 67.9
4 BHXH Triệu đồng 980 852 -128 86.93
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2019-2020
2.1. Nhận xét chung
Trong giai đoạn năm 2019- 2020, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vinafco có sự biến động rõ nét. Ta có thể thấy các chỉ tiêu cấu thành giảm nhiều hơn tăng (đặc biệt là lợi nhuận). Có một số hoạt động giá trị tăng nhưng tăng ít. Nhóm chỉ tiêu tài chính là chỉ tiêu biến động nhiều nhất và quan hệ với ngân sách là nhóm chỉ tiêu biến động nhưng cũng biến đổi nhiều. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá bởi 4 chỉ tiêu chính sau đây:
- Giá trị sản xuất - Lao động, tiền lương - Chỉ tiêu tài chính - Quan hệ với ngân sách
Dựa vào bảng ta thấy, Doanh nghiệp phát triển giá trị sản xuất mạnh nhất ở lĩnh vực: Dịch vụ kho bãi, vận tải đường bộ (tăng 26224 triệu đồng trong 1 năm, tương ứng với tăng ~ 7%) và Dịch vụ đại lý vận tải biển, hãng tàu CCL ( giảm gần 3% trong vòng 1 năm). Số lao động của Doanh nghiệp đã có sự thay đổi kéo theo năng suất lao động, tổng quỹ lương và tiền lương bình quân sụt giảm (giảm lần lượt ~6,85%, 7,22%, 8,17%). Trong đó chỉ tiêu doanh thu có tăng ít nhưng lợi nhuận giảm 20805 triệu đồng trong vòng 1 năm trong khi chi tiêu tăng 1628 triệu. Đối với chỉ tiêu quan hệ với ngân sách, Vinafco đã giảm thuế TNDN và giảm gần 33% thuế XNK trong vòng 1 năm.
Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty CP Vinafco đang chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực khi đa số các chỉ tiêu đều có xu hướng giảm.
2.2. Nhận xét chi tiết2.2.1. Giá trị sản xuất 2.2.1. Giá trị sản xuất
- Giá trị sản xuất của công ty là toàn bộ giấ trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do hoạt động sản xuất của công ty tạo ra trong kỳ phân tích. Giá trị sản xuất của công ty tìm hiểu bao gồm các yếu tố:
2.2.1.1. Hoạt động vận tải biển
Năm 2020, tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường vận tải biển là rất rõ ràng, nó không chỉ làm giảm triển vọng tăng trưởng nhu cầu vận tải biển trên tất cả các phân khúc thị trường mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành đóng tàu, ngành phá dỡ tàu, quy mô đội tàu. Khi dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, các quốc gia thực hiện phong tỏa biên giới, cảng biển, hàng hóa trở nên khan hiếm, giá cước
thấp kéo dài. Cụ thể, doanh thu từ hoạt động vận tải biển năm 2020 đạt 522985 triệu đồng, giảm 1,3% so với năm 2019.
Nguyên nhân 1: Về thương mại hóa đường biển
Đầu năm 2020, khi dịch bùng ra ở Trung Quốc, hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường biển gần như tê liệt, giá cước giảm sâu. Khi dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, các quốc gia thực hiện phong tỏa biên giới, cảng biển, hàng hóa trở nên khan hiếm, giá cước thấp kéo dài. Hàng loạt các nước từ: Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản… phải đóng cảng. Chỉ trong tuần cuối tháng 3/2020, ngành vận tải biển toàn cầu phải hủy 160 chuyến tàu container, trong bối cảnh các hãng vận tải biển tìm cách giữ giá cước phí khi phải đối mặt với thiệt hại hàng tỷ USD, do nhu cầu thương mại suy giảm.
Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực Nguyên nhân 2: Quy mô và năng suất của đội tàu biển
Khi dịch Covid–19 lan rộng trên thế giới, các quốc gia thực hiện phong tỏa biên giới, cảng biển, hàng hóa trở nên khan hiếm, giá cước thấp kéo dài. Các tàu biển Việt Nam phải nằm chờ dài ngày để dỡ hoặc lấy hàng, do hầu hết các quốc gia khu vực châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Singapore… đều thực hiện biện pháp phong tỏa biên giới để phòng dịch. Hàng ngày, doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí (nhiên liệu, tiền lương nhân công…) để duy trì hoạt động.Tại thị trường nội địa, trong quý I/2020, lượng hàng container nội địa của các doanh nghiệp giảm từ 30 - 40%. Dự kiến, quý II/2020, hoạt động vận tải biển tiếp tục bị tác động mạnh khi những mặt hàng chủ lực là may mặc, giày da, đồ gỗ hiện đang đóng góp khoảng 60 - 70% sản lượng xuất khẩu chuyên chở tuyến xa sẽ bị sụt giảm mạnh từ 30 - 50% do giảm nhu cầu tại châu Âu và Mỹ.
Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực Nguyên nhân 3: Giá cước vận tải tăng sốc, giảm sâu
Theo dự đoán, đại dịch Covid-19 sẽ khiến nhu cầu vận tải đường biển thế giới năm 2020 giảm khoảng 30%, tương đương với mức giảm trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Ví dụ, thời điểm dịch Covid-19 chưa diễn ra, giá cước hàng clinker từ Việt Nam đi Trung Quốc khoảng 8-10 USD/tấn (tùy từng cảng) thì hiện giảm xuống chỉ còn 5-7 USD/tấn. Hàng xi măng bao đi Philippines, đầu năm 2020, giá cước khoảng 11 USD/tấn, hiện là 7 USD/tấn. Đối với vận tải biển nội địa, giá cước
vận tải cũng giảm mạnh. Nếu thời điểm trước dịch, cước vận chuyển clinker từ Hải Phòng đi Sài Gòn khoảng 190.000-200.000 đồng/tấn, khi dịch mới bùng phát là
185.1 đồng/tấn, hiện tại chỉ còn 170.000 đồng/tấn. Tình trạng này dẫn tới nhiều tàu phải ngừng hoạt động do giá cước giảm, lượng hàng giảm. Công suất hoạt động tàu lại quay về mức dưới 50% như thời gian chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2008.
Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực Nguyên nhân 4: Số tuổi của đội tàu
Đội tàu biển Việt Nam hiện nay hầu hết là các tàu đã qua sử dụng, công nghệ cũ, nên việc đầu tư nâng cấp là bài toán khó về chi phí, dẫn đến giảm sức cạnh tranh với đội tàu thế hệ mới của các doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra, trọng tải nhỏ cũng là điểm bất lợi của đội tàu Việt Nam khi cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại sở hữu các tàu có trọng tải lớn, trong bối cảnh khách hàng có xu hướng chuyển sang thuê các tàu lớn để tiết kiệm chi phí. Một khó khăn khác là biến động giá nhiên liệu, vốn chiếm chiếm từ 40 - 45% chi phí vận hành, nhất là với các tàu không áp dụng phương pháp cho thuê định hạn, mà chào giá tổng thể cho từng đơn hàng.
Đây là nguyên nhân chủ quan, tiêu cực Nguyên nhân 5: Thị trường vận tải biển
Do dịch Covid-19 trên quy mô toàn cầu đã tác động sâu sắc đến thị trường vận tải biển. Giao thương bị hạn chế, nhu cầu giảm mạnh khiến giá cước vận tải sụt giảm theo. Chỉ số BDI khởi đầu năm ở mốc 974 điểm nhưng ngay sau đó giảm xuống và duy trì quanh mức 410 - 700 điểm cho đến tháng 6/2020. Mặc dù giai đoạn cuối năm, tháng 12/2020 chỉ số BDI có phục hồi lên mức 1.366 điểm, song song với đó thị trường có chuyển biến tích cực nhưng cũng chưa thể bù đắp được giai đoạn khó khăn đầu năm.
Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực
Một số biện pháp khắc phục:
- Đầu tư thêm cơ sở vật chất, đầu tư thêm tàu cỡ lớn đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Phối hợp cùng các tàu kiểm soát mức tiêu thụ nhiên liệu, vật tư…
- Tiếp tục đào tạo cán bộ, nhân viên để nâng cao chất lượng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Tăng khả năng quay vòng vốn, giảm thời gian chạy rỗng nhằm nâng cao hiệu quả khai thác đội tàu.
- Tiếp tục đàm phán, tái cơ cấu tài chính với ngân hàng.
2.2.1.2. Dịch vụ kho bãi và vận tải đường bộ
Giá trị dịch vụ kho bãi và vận tải đường bộ của công ty năm 2020 so với năm 2019 tăng 26224 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng 6,06%, đây là biểu hiện tốt. Lí do chính cho sự phát triển này là vì:
- Vinafco là một trong những đơn vị đầu tiên được chứng nhận hệ thống quản lý an toàn giao thông đường bộ thuộc Dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”Việc đạt được chứng nhận ISO 39001:2014 nằm trong định hướng của Công ty Cổ phần Vinafco nhằm cam kết góp phần đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, giảm thiểu các nguy cơ rủi ro về an toàn giao thông đường bộ, giảm thiểu rủi ro tai nạn giao thông cho cán bộ, nhân viên Vinafco, người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ. Dịch vụ vận tải vẫn là nòng cốt của công ty với đội ngũ tàu biển và hệ thống toa xe chở hoá chất chiếm ưu thế trên thị trường trong nước.
- Trình độ quản lý kho bãi của Vinafco đã được cải thiện một cách vượt trội. Đáng kể là việc công ty đang áp dụng và cải tiến trình quản lý kho SWM của công ty cổ phần chuỗi cung ứng thông minh( SmartLog) để có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu phức tạp của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ngày nay.
2.2.1.3. Các dịch vụ khác
Năm 2020, nguồn thu từ các dịch vụ khác của Vinafco đã giảm 4530 triệu đồng, tương đương tỉ lệ giảm 15,3% so với năm 2019. Sự giảm này là do công ty đã tập trung nguồn lực để phát triển các dịch vụ cốt lõi, cộng với sự cắt giảm nhân lực nên nguồn thu từ các dịch vụ khác giảm xuống là điều dễ hiểu.
2.2.2.Lao động, tiền lương
2.2.2.1.Tổng số lao động
Chỉ tiêu này đã có sự biến động rõ rệt, từ 677 người còn 650 người cho thấy tác động đáng kể của dịch Covid-19: việc làm ít, nhân công dư thừa khiến công ty buộc phải cắt giảm nhân sự cũng như có một số công nhân vì hoàn cảnh địa lí ( trong vùng dịch, bị cách li,…) phải ngừng hoặc tạm ngừng công việc của mình.
2.2.2.2.Năng suất lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hay mức hiệu quả của lao động trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Qua bảng số liệu ở đầu bài, ta có thể thấy: Năng suất lao động của toàn Doanh nghiệp bị sụt giảm gần 7%, tức giảm 26 triệu đồng/ người từ năm 2019-2020. Có thể nói đây là nhân tố quan trọng trong số 4 nhân tố thuộc chỉ tiêu lao động để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất của