Để nâng cao chất lượng tín dụng Quỹ tín dụng không chỉ quan tâm đến mở rộng hoạt động tín dụng mà còn phải quan tâm đúng mức tới hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm làm giảm nợ quá hạn và nợ khó đòi. Công tác kiểm soát nội bộ phải được tổ chức theo dõi, giám sát thường xuyên mọi hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng
trong đó đặc biệt là hoạt động tín dụng. Thông qua kiểm soát nội bộ sẽ kịp thời phát hiện và ngăn chặn những sai sót, lệch lạc trong quá trình hoạt động, những vi phạm pháp luật, qua đó đề xuất những vấn đề cần chấn chỉnh và các biện pháp khắc phục có hiệu quả. Để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, Quỹ tín dụng nên tập trung công tác kiểm soát nội bộ vào khâu kiểm soát hoạt động tín dụng.
Kiểm soát hoạt động tín dụng phải tiến hành các công việc:
- Kiểm soát về điều kiện cho vay: Khách hàng phải có đủ các điều kiện mới được cho vay. Ví dụ, một số điều kiện như khách hàng có năng lực hành vi dân sự và trách nhiệm dân sự, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Kiểm soát về đối tượng cho vay: Việc cho vay không đúng đối tượng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc không thu hồi được vốn. Quỹ tín dụng cho vay để mua vật tư, máy móc, hàng hoá, thiết bị, và chi các khoản chi phí cần thiết khác để thực hiện các dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
- Kiểm soát việc định thời hạn cho vay: Quỹ tín dụng và khách hàng căn cứ vào đối tượng đầu tư và tính chất nguồn vốn cho vay của Quỹ tín dụng để thoả thuận thời hạn cho vay phù hợp. Quỹ tín dụng phải tránh trường hợp quy định thời hạn cho vay một cách tuỳ tiện, máy móc tất cả các đối tượng cho vay như nhau.
- Kiểm soát việc áp dụng lãi suất: Kiểm soát viên phải kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện lãi suất cho vay của Quỹ tín dụng không để mức lãi suất quá cao hay quá thấp.
- Kiểm soát việc thực hiện mức cho vay, giới hạn cho vay: Khi xác định mức cho vay đối với một khách hàng, Quỹ tín dụng phải căn cứ vào khả năng nguồn vốn của mình, khả năng trả nợ và nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị của tài sản thế chấp. Tổng dư nợ cho vay một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Quỹ tín dụng.
- Kiểm soát tính pháp lý của hồ sơ vay vốn: Trong hồ sơ vay vốn yêu cầu phải ghi đầy đủ, cụ thể, và chính xác các yếu tố quy định, phải có đầy đủ chữ ký và con dấu.
- Thẩm định và quyết định cho vay: Kiểm soát viên cần phải kiểm tra, theo dõi việc thẩm định cho vay của cán bộ tín dụng có trung thực khách quan hay
không.Quyết định cho vay có tuân thủ đúng quy định hay không? Có xuất phát từ lợi ích của Quỹ tín dụng hay không.
- Kiểm soát việc kiểm tra, xử lý vốn vay: Quỹ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay vốn.
Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: Kiểm soát viên phải thường xuyên kiểm soát và nhắc nhở cán bộ tín dụng, kế toán trong việc theo dõi nợ đến hạn để có biện pháp xử lý cho phù hợp, không tuỳ tiện gia hạn nợ một cách tràn lan, không chuyển nợ quá hạn kịp thời, vì như vậy số liệu kế toán sẽ không phản ánh trung thực chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng, từ đó có thể làm cho Hội đồng quản trị, giám đốc đưa ra những định hướng, chỉ đạo sai lầm
3.2 Nhận thức của sinh viên sau khi kết thúc lao động thực tế3.2.1 Kết quả đạt được 3.2.1 Kết quả đạt được
- Công việc thực tế được giao là tham gia thẩm định tín dụng hồ sơ vay vốn, trong quá trình lao động em đã học hỏi được rất nhiều phù hợp với chuyên ngành thế nên em cũng học hỏi được rất nhiều kinh nghiêm làm công việc tại Quỹ như sau:
+ Kỹ năng giao tiếp khi phỏng vấn hồ sơ khách hàng vay vốn + Kỹ năng về xử lý nợ quá hạn và đôn đốc nhắc nợ
+ Rèn luyện tính làm việc năng động, ghi chép tỉ mỉ, tập trung lắng nghe, suy xét vấn đề, tính toán tiền cho vay, để phục vụ thỏa mãn khách hàng
+ Công việc này cũng giúp em có kiến thức về trải nghiệm khách hàng cũng như tư vấn, kinh nghiệm về tiền, đất đai, nhà ở… Ngoài ra biết về văn bản liên quan và kỹ năng về tin học soạn thảo văn bản…
- Quá trình lao động thực tế tại Quỹ Tín Dụng NDCS Thanh Bình đã giúp cho em trau dồi kiến thức thực tế đã học ở trường, đồng thời cũng đã áp dụng được rất nhiều kiến thức đã học vào công việc. Mặc khác, em còn có thể học hỏi và tích lũy thêm được rất nhiều kinh nghiệm của các cô chú, anh chị em trong phòng tín dụng của Quỹ. Trong quá trình lao động thực tế em đã được các cô chú, anh chị trong Quỹ tín dụng chỉ ra những khuyết điểm cần thiết cho bản để em có thể sữa chữa, rút ra bài học cho bản thân.
- Ngoài ra trong quá trình lao động thực tế em đã được giao tiếp học hỏi rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho công việc của em sau này, được tiếp cận, gần gũi với khách hàng, được mở mang thêm nhiều kiến thức cần thiết cho cuộc sống.
- Tất cả những điều này đã giúp cho kiến thức của em được mở rộng thêm, bản thân em cũng được trau dồi, trở nên linh động, hoạt bát hơn, kỹ năng sống hơn.Khả năng xử lý tình huống và công việc tốt hơn. Quá trình hoàn thành công việc nhanh và chính xác hơn.
- Với sự cạnh tranh rất khốc liệt của thị trường hiện nay, đòi hỏi người quản lý phải có sự nhanh nhẹn, thông minh, ngày càng trau dồi nhiều kiến thức, phải có ý chí kiên định trong công việc và khả năng xử lý mọi tình huống có thể xảy ra.
3.2.2 Hạn chế còn tồn tại
Do sự hiểu biết còn hạn chế khả năng xử lý các tình huống cũng như giả quyết công việc vẫn còn thiếu sót và hay bị các anh chị trong công ty nhắc nhở. Khả năng hoàn thành công việc và khả năng giao tiếp vẫn chưa cao, còn nhiều sai sót.
Ngoài ra một số kiến thức ở trường khi áp dụng vào thực tế vẫn chưa được thuần phục cho lắm, còn nhiều bỡ ngỡ, thao tác chưa chắc.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 với đơn vị lao động thực tế
- Đảng ủy - HĐND – UBND tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để Quỹ tín dụng hoạt động được thuận lợi và đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế của địa phương.
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Nai tiếp tục quan tâm chỉ đạo hướng dẫn giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ cho Quỹ tín dụng, tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên cho các Quỹ tín dụng.
- Ngân hàng nhà nước tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy với tinh thần khẩn trương, chất lượng vừa tuân thủ pháp luật, vừa phải đảm bảo các yêu cầu đặt ra của cuộc sống, tháo gỡ các vướng mắc, giảm bớt các thủ tục phiền hà, không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu an toàn hoạt động, nâng cao quyền tự chủ cho các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Hoàn thiện quy chế cầm cố, thế chấp tài sản và bảo lãnh vay vốn và luật đất đai để tạo điều kiện cho Quỹ tín dụng hoạt động được thuận lợi.
- Ngân hàng Nhà nước ban hành hệ thống cơ chế, quy chế tạo hành lang pháp lý đáp ứng được yêu cầu, một mặt vừa nâng cao trách nhiệm và quyền hạn tự chủ cho các Quỹ tín dụng đối với các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, hạn chế và đi đến xoá bỏ sự can thiệp trái phép đối với quyền quyết định các khoản vay của các Quỹ tín dụng.
- Quỹ tín dụng nhân dân Trung Ương chi nhánh tỉnh Đồng Nai tiếp tục quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình,kịp thời về mặt vốn cho Quỹ Tín Dụng NDCS Thanh Bình khi có nhu cầu vay vốn.
3.3.2 Đối với nhà trường