Tình trạng lạm dụng chất gây nghiện hiện nay

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tâm lý học thần kinh lạm dụng và nghiện chất gây nghiện (Trang 40 - 41)

II. LẠM DỤNG CHẤT GÂY NGHIỆN

2 Tình trạng lạm dụng chất gây nghiện hiện nay

Trước đây, ở Việt Nam, heroin là loại ma túy được sử dụng chủ yếu chiếm khoảng 85% trong số người nghiện ma túy trong danh sách quản lý theo báo cáo của Bộ lao động, thương binh xã hội, nhưng đến năm 2014-2015, tỷ lệ này giảm xuống còn 78 - 80%. Sở dĩ, heroin giảm là do người dùng đang có xu hướng sử dụng một số ma túy thuộc nhóm chất kích thích dạng amphetamine (ATS) như thuốc lắc (Ecstasy), ma túy đá (Methamphetamine), hồng phiến; và cảcác) cần sa,… ngày càng nhiều. Một báo cáo điều tra năm 2014 của Cơ quan phòng chống Tội phạm và Ma túy Liên Hợp Quốc (UNODC), trong khi người hút thuốc phiện hầu hết là người già ở các vùng cao, thì heroin được sử dụng phổ biến nhất trong thanh thiếu niên.

Từ năm 2003, các chất kích thích dạng amphethamine (ATS) được sử dụng ngày càng phổ biến ở các thành phố lớn và khu thành thị. Tình trạng sử dụng cần sa cũng tăng lên. Bên cạnh việc sử dụng các loại ma túy truyền thống, thì các loại ma túy mới nổi bao gồm ketamine,

methamphetamine dạng tinh thể, chất gây ảo giác LSD, axit Gamma Hydroxybutyric (GHB), benzylopipezine (BZP) và Trifluoromethylpennylpiperazine (TFMPP) cũng đang được sử dụng ngày càng nhiều ở giới trẻ. Theo thống kê của UNODC, trên thế giới hiện nay có hơn 200 triệu người sử dụng các chất gây nghiện, trong đó có khoảng 163 triệu người nghiện cần sa, 34 triệu người nghiện các loại ma túy tổng hợp dạng ATS, 15 triệu người nghiện thuốc phiện và heroin, 14 triệu người nghiện cocaine… Đây là số liệu có hồ sơ kiểm soát, tuy nhiên trên thực tế số người nghiện lớn hơn nhiều. Đáng lo ngại là, nhu cầu tiêu thụ các chất gây nghiện mới ngày càng tăng cao. Số liệu nghiên cứu cũng cho thấy, có tới 72% người sử dụng ma túy tổng hợp là giới trẻ ở độ tuổi 18- 30 tuổi, độ tuổi trên 30 chiếm 26%, riêng độ tuổi dưới 18 ở mức 2% nhưng có xu hướng gia tăng.

Không chỉ riêng gì về ma túy, tình trang lạm dụng rượu bia cũng rất đáng báo động. Theo con số thống kê của chuyên ngành tâm thần, hiện có 4% dân số nghiện rượu bia, trong đó tỉ lệ người nghiện rượu ở vùng đô thị gần 5%, vùng núi gần 3% và các vùng nông thôn gần 1%. Kết quả nghiên cứu “Đánh giá tình trạng lạm dụng rượu bia tại Việt Nam” của

Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03 Trang 41 Viện Chiến lược và chính sách y tế Bộ Y tế công bố năm 2012: Bình quân một người đàn ông Việt Nam uống 15.8 lít bia, 3,9 lít rượu một năm. So với quy định về lạm dụng rượu bia của Tổ chức Y tế thế giới tỷ lệ người Việt Nam đang lạm dụng rượu là 18%, bia là 5%. Theo nghiên cứu thì Việt Nam đang đứng thứ 2 trên thế giới về việc tiêu thụ bia. .(Giáo Trình Chất Gây Nghiện và Xã Hội - Trường ĐH Lao động thương binh xa hội - Chủ biên Ths Bùi Thị Xuân Mai)

Tại Việt Nam, theo Dự án Luật phòng chống tác hại thuốc lá dưới góc độ giới của Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2011. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất trên thế giới ( 56,1% ở nam giới và 1,8 % ở nữ giới) 2/3 số phụ nữ và 1/2 số trẻ em bị ảnh hưởng thụ động của khói thuốc lá. Tỷ lệ hút thuốc trong thanh thiếu niên đang có xu hướng ngày càng tăng, độ tuổi hút cũng sớm hơn. Trong thanh niên nam giới từ 15 tuổi trở lên tỷ lệ hút tuhốc là là 47,4%. Điều này đã gây ra những tác hại khôn lường về mặt sức khỏe, và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nguồn: Giáo Trình Chất Gây Nghiện và Xã Hội - Trường ĐH Lao động thương binh xã hội - Chủ biên Ths Bùi Thị Xuân Mai

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tâm lý học thần kinh lạm dụng và nghiện chất gây nghiện (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)