Nấm Psilocybin Nấm thần

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tâm lý học thần kinh lạm dụng và nghiện chất gây nghiện (Trang 34 - 36)

A. VẤN ĐỀ

2.4.3.2 Nấm Psilocybin Nấm thần

a Nấm Psilocybin là gì?

Nấm Psilocybin (danh pháp khoa học: Psilocybe pelliculosa, còn có tên gọi khác là nấm psilocybian mushrooms) hay Nấm ma thuật hay Nấm thần kỳ là loài nấm thuộc họ Họ nấm Cortinariaceae mọc khá phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới như Bắc Mỹ, Mexico, Nam Mỹ, Bán đảo Scandinavia và vài vùng tại châu Á. Loài nấm này khi ăn vào có thể gây ảo giác vì độc tính trong nó, là loại nấm có chứa hợp chất gây ảo giác linh thiêng vì vậy mà người ta gọi nó là nấm thần bí, đặc biệt là các hợp chất có tên là psilocybin, psilocin và tryptamines. Nó tác động tới hệ serotonin trong não, đặc biệt là thụ thể 5-HT2A, gây ra cảm giác lo lắng và sợ hãi, hiệu ứng này đôi khi kéo dài từ 3-7 tiếng, đặc biệt là gây tác động đến quá trình chuyển hóa.

Nấm cao khoảng 5–12 cm, mũ nấm có đường kính 1–2 cm. Mũ màu nâu-vàng hay oliu-xám (khi khô đổi sang màu rơm), hình nón có khi thành chóp nhọn, phủ một lớp bọc nhày trong, cuống rất dài và mỏng manh 5–12 cm x 0.2 cm, màu như mũ nấm, có khi chuyển sang xanh lục hay lam. Thịt nấm màu nâu nhạt, mùi nhẹ như mùi củ cải, vị nhạt, mọc nơi những chỗ có phân bò, cỏ mục hay gỗ mục.

Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03 Trang 35

b Cơ chế gây nghiện

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng thành phần chính của nấm ma thuật là hợp chất ảo giác tự nhiên psilocybin có khả năng làm giảm các hoạt động bình thường truyền thống của bộ não và thay vào đó là tạo ra các một số liên kết mới giữa các vùng khác nhau mà vốn chúng không hề tương tác với nhau trong các hoạt động bình thường của bộ não.

Những liên kết mới này có thể là nguyên nhân gây ra cho người sử dụng nấm ma thuật cảm thấy hiện tượng mà các nhà nghiên cứu gọi là chứng loạn cảm giác (synaesthesia) - hiện tượng khi giác quan này lại có cảm giác của giác quan kia.

c Lợi ích

Một tác dụng khá kỳ lạ của nấm ma thuật là loại bỏ sự sợ hãi. Các nhà khoa học đã thí nghiệm với loài chuột. Sau khi ăn nấm ma thuật, chuột dường như không thấy ghê sợ khi gặp cú sốc điện. Từ thí nghiệm ở chuột này, các nhà nghiên cứu hi vọng việc sử dụng có kiểm soát thuốc bào chế từ nấm psilocybin có thể được sử dụng để điều trị các chứng bệnh về thần kinh như lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và nhức đầu.

Hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Nghiên cứu mới nhất của tiến sĩ Charles Grob, đến từ trung tâm y tế Harbor UCLA, cũng cho thấy các bệnh nhân đang trong thời kì ung

Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03 Trang 36 thư giai đoạn cuối của ông cảm thấy rất "biết ơn" khi tác dụng của Psilocybe đã đập tan mọi lo lắng về cái chết đang treo lơ lửng trên đầu họ.

Vị bác sĩ này cũng đang tìm cách đưa "nấm ma thuật" đến với những cá nhân đang hấp hối. Vì theo ông, những cá nhân này sẽ phải trải qua một cuộc khủng hoảng kinh hoàng nhất đời họ, mà nếu không có một phương thuốc "làm dịu" tức thời, cái chết sẽ đến đầy đau đớn và nghiệt ngã.

d Tác hại

Tuy nhiên, psilocybine cũng có thể gây ra tác hại, đi kèm với chứng lo âu, hoảng sợ. Do vậy, việc sử dụng psilocybine được quy định chặt chẽ theo công ước quốc tế về những chất dưỡng thần kinh năm 1971.

Cho đến nay, nhiều quốc gia vẫn cấm tự do tiêu thụ loại nấm gây ảo giác. Người ta nói đến những hiện tượng cuồng loạn, tự tử khi dùng nấm này ở liều lượng cao.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tâm lý học thần kinh lạm dụng và nghiện chất gây nghiện (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)