3.3.1 Mục tiêu cụ thể
- Đến cuối năm 2025 toàn xã phấn đấu đạt 19/19 tiêu chí NTM.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn: Phấn đấu đến cuối năm 2025 thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn là: 48 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2025 ≤5% (Tỷ lệ hộ nghèo giảm 6- 8% một năm), 100% tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế, 95% tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh... Tiếp tục hỗ trợ và hướng dẫn sản xuất cho các hộ để chống tái nghèo, thoát nghèo bền vững.
3.3.2 Nhiệm vụ cụ thể
- Đối với 15 tiêu chí đã đạt: Thực hiện rà soát, đánh giá, duy trì và củng cố 15/19 tiêu chí đã đạt được (Áp dụng theo Quy định tại Quyết định 22/2017/QĐ-UBND, ngày 15/5/2017 của UBND tỉnh Kon Tum và các văn bản hướng dẫn của các sở ngành).
- Đối với 02 tiêu phấn đấu đạt đến năm 2022 (Áp dụng theo Quy định tại Quyết định 22/2017/QĐ-UBND, ngày 15/5/2017 của UBND tỉnh Kon Tum và các văn bản hướng dẫn của các sở ngành)
+ Tiêu chí số 5: Trường học: Tăng cường huy động nguồn lực từ các Chương trình dự án, sự góp sức của cộng đồng dân cư để xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị dạy và học đạt chuẩn quốc gia.
+ Tiêu chí số 6: cơ sở vật chất văn hóa: Tăng cường huy động nguồn lực từ các Chương trình dự án, sự góp sức của cộng đồng dân cư với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm để thực hiện đầu tư xây dựng mới các Nhà văn hóa và khu thể thao xã.
- Từ năm 2021 đến 2025, thực hiện các Tiêu chí số 10 về thu nhập và
tiêu chí số 11 về hộ nghèo.
+ Triển khai thực hiện các cơ chế chính sách của Nhà nước một cách sáng tạo, linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với xây dựng NTM, đảm bảo an sinh xã hội.
+ Thực hiện tốt đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng; kế hoạch nâng cao chất lượng, thể trạng đàn gia súc; tích tụ ruộng đất để hình thành “cánh đồng mẫu lớn”. Liên kết với các doanh nghiệp, HTX, vận động nhân dân vay vốn để đưa các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao vào canh tác, dần dần thay thế các cây có giá trị kinh tế thấp.
+ Tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực vay các nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH (Nghị định 75, Quyết định 2085, HTPTSX, xuất khẩu LĐ ….) để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng thể trạng đàn gia súc, tham gia lao động tại nước ngoài … tạo thu nhập, thoát nghèo bền vững.
+ Tăng cường công tác vận động tuyên truyền ý thức nâng cao thu nhập thoát nghèo cho người dân, không còn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước. Xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mẫu, làm ăn có lời để người dân thấy làm theo, từ đó thay đổi dần nhận thức của người dân chỉ cần đủ ăn, đủ uống.
+ Tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thay diện tích cây mì có giá trị thấp, diện tích cây keo lai ở các thôn không phù hợp …. Chuyển sang trồng cây có kinh tế cao (cây nghệ, …).
+ Huy động nguồn lực (vốn ngân sách, xã hội hóa …) tập trung hỗ trợ, hướng dẫn người dân tập trung sản xuất tạo thu nhập, thoát nghèo bền vững.