Nhiệm vụ và giải pháp chung

Một phần của tài liệu Khóa luận Cao cấp LLCT đề tài “Xây dựng nông thôn mới ở xã …., huyện ….., tỉnh Kon Tum hiện nay Thực trạng và giải pháp” (Trang 30)

1. Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn: Tập trung hoàn thành 3 loại công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, gồm: Bê tông hóa đường giao thông nội thôn, đường đi sản xuất; nước sinh hoạt; cơ sở vật chất văn hóa nhằm tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế và diện mạo khu vực nông thôn.

2. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân:

- Căn cứ các quy hoạch, đề án nông nghiệp đã được tỉnh phê duyệt và các quy hoạch, đề án do huyện phê duyệt, xã tiến hành bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch và Đề án xây dựng xã NTM đảm bảo tính khả thi cao và phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Tập trung đầu tư cho công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, ưu tiên cho các sản phẩm chủ lực và có giá trị kinh tế cao, coi đây là khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn.

- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tổ chức đào tạo gắn với thực hành và định hướng công việc cho người lao động sau khi đào tạo.

- Tập trung phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả để hỗ trợ cho nông dân. Chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả.

3. Bảo vệ môi trường nông thôn xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn “xanh - sạch - đẹp”.

4. Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất văn hóa, thể thao thiết thực đối với người dân, tạo điều kiện để phát triển các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn thôn.

4. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn: Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng khu dân cư đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”.

5. Nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền, đào tạo đội ngũ cán bộ và tăng cường năng lực đánh giá, giám sát thực hiện Chương trình: Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức cho người dân về nội dung,

phương pháp, cách làm NTM. Cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, năng lực tổ chức, quản lý thực hiện Chương trình. Thực hiện giám sát và đánh giá Chương trình dựa trên kết quả nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của Chương trình.

6. Thực hiện đa dạng hóa huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực của nhân dân, doanh nghiệp để thực hiện việc đầu tư xây dựng nông thôn mới. Huy động tối đa các nguồn lực để tập trung xây dựng nông thôn mới gồm nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp đầu tư, vốn các chương trình, dự án, nguồn lực trong nhân dân (tuyệt đối không huy động quá sức dân), vốn của các tổ chức, cá nhân đóng góp, ủng hộ; tổ chức lồng ghép các nguồn vốn để triển khai thực hiện theo các tiêu chí nông thôn mới có hiệu quả.

7. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân xã, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Đảng bộ, chi bộ cơ sở; thực hiện có hiệu quả Đề án 04-ĐA/HU, của Huyện ủy về “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trên địa bàn huyện ..., giai đoạn 2016 - 2020”; củng cố, kiện toàn công chức làm công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ công chức xã; đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn.

Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Với đặc thù là một xã miền núi, thuộc diện xã đặc biệt khó khăn, với phần lớn dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số (97,8%), trình độ dân trí thấp, cuộc sống của nhân dân phụ thuộc hoàn toàn vào sản xuất nông nghiệp với phương thức canh tác lạc hậu, thô sơ, năng suất rất thấp. Chính vì vậy, cái nghèo, cái đói luôn đeo bám bà con nơi đây suốt bao thế hệ.

Và rồi, từ năm 2011, một cuộc cách mạng mang tên “xây dựng nông thôn mới” đã đến, đây cũng là cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ một cách toàn diện; có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Những kết quả đã đạt được trong thời gian qua đã đem lại những thành tựu kinh tế - xã hội trên toàn địa bàn xã, làm thay đổi toàn bộ bộ mặt nông thôn trên địa bàn, hệ thống đường giao thông được bê tông hóa tạo sự thuận lợi trong giao lưu buôn bán và phát triển sản xuất; Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề. Đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất tinh thần cho người dân, hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững … góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước ta, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, người dân. Với những thành công bước đầu đó đã tạo động lực để chính quyền và nhân dân xã nhà phấn đấu xây dựng thành công nông thôn mới trong những năm tiếp theo.

2. Kiến nghị

- Đề nghị UBND huyện kiến nghị với các ngành cấp, kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét, ban hành tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông miền núi cho phù hợp (hiện độ dốc dọc cho phép tối đa là 15%, nhưng ở nhiều nơi, độ dốc này không thể thiết kế được, hoặc suất đầu tư sẽ rất lớn).

- Đề nghị UBND huyện kịp thời phân bổ kinh phí các công trình đầu tư công của xã giai đoạn 2020-2025.

- Đề nghị UBND huyện hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác trồng rừng trên địa bàn xã, góp phần nâng cao tỷ lệ độ che phủ rừng, cải thiện môi trường, gắn với phát triển sinh kế bền vững cho nhân dân trên địa bàn.

- Đề nghị Ban chỉ đạo huyện phân công cụ thể các thành viên phụ trách từng tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tăng cường phối hợp với Ban chỉ đạo xã để kiểm tra, đánh giá nhằm thực hiện, duy trì các tiêu chí theo đúng quy định, đảm bảo hoàn thành đúng lộ trình đã đề ra.

- Đề nghị UBMTTQ Việt Nam huyện, sớm triển khai cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, nếp làm đối với người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, nhằm gắn với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cộng sản Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng, [H.2016, tr 281 – 284].

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

3. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Nông nghiệp- Nông dân- Nông thôn.

4. Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.

5. Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

6. Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020.

7. Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND, ngày 15/5/2017 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành quy định về mức đạt chuẩn bộ tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới đối với từng khu vực trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017- 2020.

8. Chương trình số 26-CTr/HU ngày 12-7-2016 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khoá XVIII thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TU, ngày 01-6-2016 của Tỉnh uỷ về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, có tính đến năm 2025. 9. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã ..., huyện ..., tỉnh Kon Tum lần thứ XV.

10. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã ..., huyện ..., tỉnh Kon Tum.

11. Báo cáo kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của UBND xã ...

Một phần của tài liệu Khóa luận Cao cấp LLCT đề tài “Xây dựng nông thôn mới ở xã …., huyện ….., tỉnh Kon Tum hiện nay Thực trạng và giải pháp” (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w