Khả năng triển khai MPLS/GMPLS

Một phần của tài liệu Thiết kế mạng truyền tải cho mạng NGN của VNPT trong giai đoạn 2010 2015 (Trang 34 - 37)

2. Xác định công nghệ mạng chuyển mạc h– công nghệ MPLS

2.3. Khả năng triển khai MPLS/GMPLS

MPLS/GMPLS sẽ được triển khai rộng khắp trong vài năm tới. Có hai lý do

để tin vào điều này:

• Thứ nhất, chúng ta cùng nhìn lại một số công nghệ trụ cột hiện thời như

ATM hay SDH, chúng cũng phải mất một thời gian (khoảng 5 năm) để có

được chỗ đứng vững chắc trong mạng của nhà khai thác. MPLS/GMPLS cũng sẽđi theo con đường đó.

• Thứ hai, một điều dễ thấy là sẽ không thể liên kết mạng nếu như sản phẩm

được thực thi theo những cách riêng (độc quyền) của từng hãng. Do đó, MPLS/GMPLS trở thành một mảng điều khiển chuẩn là vô cùng quan trọng. Hiện tại nhiều tổ chức công nghiệp như IETF và OIF đã bắt tay với nhau dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các nhà cung cấp dịch vụ truyền tải và Internet. Bởi vậy, trong vài năm tới nhất định MPLS/GMPLS sẽ trở thành

đối tượng thu hút nhiều nhà kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông, và chỗ đứng của nó được đảm bảo bằng nguồn tài chính đổ vào trong những năm tới.

Hiện nay đã có nhiều công ty quảng cáo sản phẩm MPLS/GMPLS thương mại của mình trên mạng. Tuy nhiên cũng chưa có đánh giá đầy đủ nào về hiệu quả của MPLS/GMPLS thực tế trên mạng.

MPLS/GMPLS hiện đang được phát triển như một chuẩn mở cho phép nhà cung cấp dịch vụ phát triển và triển khai dịch vụ mới một cách nhanh chóng. Và cũng nhờ đó tránh được vấn đề không tương hợp thiết bị của các nhà sản xuất khác nhau trên cùng phân đoạn mạng.

MPLS/GMPLS là một giải pháp chuẩn mở mà hợp nhất các mạng khác nhau làm đơn giản, mở rộng và tăng tốc độ dịch vụ giá trị cao. IETF và OIF là hai nhóm công nghiệp dẫn đầu trong nỗ lực chuẩn hoá GMPLS. IETF tập trung vào xây dựng khung tổng thể và các giao thức cho GMPLS còn OIF phát triển tính phối hợp cụ thể của từng giao thức.

Một vài vấn đề mang tính đặc trưng riêng của mạng quang đã được kết hợp trong phiên bản tiêu chuẩn nháp GMPLS hiện thời. Tuy nhiên hiện vẫn còn rất nhiều việc cần làm để chuẩn hoá GMPLS.

GMPLS sẽ là một phần không thể tách rời khi triển khai mạng số liệu thế hệ

sau. Công nghệ này cung cấp cầu nối giữa lớp mạng IP và quang để cho phép phát triển đồng thời khả năng mở rộng và tương hợp trong hai lớp mạng này. Với GMPLS, khoảng trống giữa hạ tầng truyền thống và lớp IP đang được thu hẹp, mởđường cho việc triển khai dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả.

Qua nghiên cứu trên cho thấy MPLS/GMPLS hoàn toàn có thể đảm nhiệm

được chức năng của ATM và SDH thể hiện ở QoS, khôi phục, VPN và bảo vệ

dịch vụ có thể tích hợp giao thức báo hiệu trong MPLS/GMPLS để thiết lập hạ

tầng truyền tải dung lượng cao, xử lý lượng dung lượng lớn theo cách hiệu quả, nâng cao tốc độ dịch vụ và giải quyết được ảnh hưởng của nghẽn mạng.

Trong vài năm tới, MPLS/GMPLS sẽ là một trong những công nghệ không thể thiếu trong hạ tầng mạng truyền tải thế hệ sau.

Ưu đim

• MPLS có thể áp dụng phù hợp với hầu hết các cấu trúc tô-pô mạng (mesh hoặc ring). Bởi vì các tuyến MPLS dựa trên tô pô và sử dụng nhãn để

nhận diện nên tuyến dễ dàng được định tuyến lại.

• MPLS cho phép truyền tải đa dịch vụ với hiệu suất truyền tải cao. Chức năng điều khiển quản lý lưu lượng trong MPLS cho phép truyền tải lưu lượng các loại hình có yêu cầu về QoS.

• MPLS cho phép định tuyến gói tin với tốc độ nhanh do giảm thiểu việc xử

lý thông tin định tuyến.

• MPLS cho có khả năng kiến tạo kết nối đường hầm. Dựa trên khả năng này nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp các dịch vụ kết nối ảo (ví dụ

như TLS ở mức 2, VPN ở mức 3). Thêm nữa sử dụng nhãn, lưu lượng riêng có thể tách ra khỏi mạng công cộng.

• MPLS có khả năng phối hợp tốt với IP để cung cấp các dịch vụ mạng riêng ảo trong môi trường IP và kết hợp với chức năng RSVP để cung cấp dịch vụ thỏa mãn QoS trong môi trường IP (RSVP-TE LSPs).

Nhược đim

• Khả năng hồi phục mạng không nhanh khi xảy ra sự cố hư hỏng trên mạng. Cơ chế bảo vệ lớp mạng quang có thể không đủ hiệu quảđể bảo vệ

• MPLS chỉ quan tâm đến lưu lượng tổng thể và như vậy thì rất khó hiện thực các luồng nhỏ. Chú ý có thể gán nhãn cho mỗi luồng nhưng sẽ không thể mở rộng trong mạng lõi do số lượng luồng là rất lớn.

• Do MPLS là topo định hướng nên nhãn cần được gán cho mỗi tuyến. Đây lại trở thành điểm yếu của MPLS khi tuyến không sử dụng thì coi như

lãng phí nhãn.

• Khi triển khai một công nghệ mới như MPLS đòi hỏi các nhân viên quản lý và điều hành mạng cần được đào tạo và cập nhật kiến thức về công nghệ mới, nhất là các kiến thức mới về quản lý và điều khiển lưu lượng trên toàn mạng.

• Giá thành xây dựng mạng dựa trên công nghệ MPLS nói chung còn khá

đắt.

Nhn xét: Công nghệ MPLS phù hợp cho việc xây dựng mạng với mục tiêu truyền tải dịch vụ tích hợp và đạt được hiệu suất truyền tải cao, đảm bảo QoS của dịch vụ. Công nghệ MPLS/IP sẽ là công nghệ chủ đạo trong mạng NGN và là công nghệ chủđạo để xây dựng mạng lõi, mạng biên lớn, có quy mô cỡ một thành phố hay quốc gia. Tuy nhiên các dịch vụ sử dụng công nghệ MPLS sẽ phải triển khai dần dần theo từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu Thiết kế mạng truyền tải cho mạng NGN của VNPT trong giai đoạn 2010 2015 (Trang 34 - 37)