4. Thuật toán tính dung lượ ng
4.2. Các tham số cần để tính dung lượng:
• Thùng ghép kênh cấp 1(HNI-2500A-01):
- Tổng số kênh VC4 theo hướng G1 và G2.
- Số Cổng STM1 hiện có tại các thùng TR(G3 có 4 port STM1, G4 có 3…) • Thùng cấp 2: - Tổng số kênh VC4 nối lên thùng cấp 1. - Số cổng STM1, 34M, 2M • Thùng cấp 3: - Số port 2M, 34M 4.3. Thuật toán
4.3.1. Thuật toán tính dung lượng giữa các thùng cấp 1
Các dữ liệu nhận được từ cơ sở dữ liệu:
• Channel_Num=Số kênh theo hướng G1=Số Kênh theo hướng G2=8.
Từ tên thùng HNI2500A-01, thuộc một loại thiết bị đã được định nghĩa trước, với các thuộc tính đã xác định(ởđây thuộc tính channel_num được định nghĩa là 8.
• Số kênh đã sử dụng theo hướng 1, và 2 theo các đoạn:
Khi nhập liệu về một luồng STM1 NGN-HNI-QNH chúng ta xác định được các thông tin như sau: G3-2/HNI-2500A-01ÅG1-2ÆG4/HGI-600A-NT. Như vậy sẽ
xác định được kênh VC4 thứ 2 theo hướng G1 của HNI-2500A-01 đã được sử
dụng, và theo các thuộc tính đã được định nghĩa về Ring này thì nó sẽ through qua trạm HDG-2500, và kênh VC4 thứ 2 của thùng HGI-2500A đã được sử
dụng.
• Chuỗi liên kết các phần tử trong Ring:
Thuộc tính này cho biết các NE trong Ring liên kết với nhau như thế nào (hướng liên kết).
ID=ID+1 Channel_Num_G1(ID)=8 Channel_num_G2(ID)=8 i=i+1 Chanel_Num_G1-=Channel_Num_G1-Channel_G1_Used(ID=m&ID=m+i) Chanel_Num_G2-=Channel_Num_G1-Channel_G2_Used(ID=m&ID=m+i) i=Num_NE-1? No ID=0 i=0 Yes ID=Num_NE? No
Xác định được cho tất cả các phần tử trong Ring 2 tham số: -Chanel_Num_G1: Số kê còn lại theo hướng G1 -Chanel_Num_G2: Số kê còn lại theo hướng G2 Num_VC4(m,n)=0
Yes
G1_VC4_No(ID=m)=G2_VC4_No(ID=n) or G2_VC4_No(ID=m)=G1_VC4_No(ID=n) =G1_VC4_No(ID=m+i)=G2_VC4_No(ID=m+i) with m<i<n or m<i<Num_NE?
Begin
Yes
End. Num_VC4(m,n)+=1 No
Giải thích:
• Đánh ID cho thiết bị cấp 1, bắt đầu từ HNI
• Nhập vào số kênh VC4 theo mỗi hướng tham chiếu
• Giả sử trong Ring có 8 NE, ta cần tính số VC4 Trail từ phần tử có ID=2
đến phần tử có ID=6
• Tính số kênh trống theo hướng tham chiếu thứ 1 của phần tử có ID=2, và số kênh trống theo hướng tham chiếu 2 của phần tử có ID=6.
• Xét xem có bao nhiêu kênh trống như nhau theo 2 hướng này của hai phần tử
• Nếu có, xét tiếp 2 hướng còn lại của các phần tử có ID=3,4,5. Nếu có thì sẽ có được kênh trống từ 2 NE.
4.3.2. Thuật toán tính dung lượng chưa sử dụng
Giải thích:
• Bảng NeTb ta có được số loại port được trang bị ban đầu
• Dựa vào bảng Neconnection ta biết được số trib các loại đã dùng
Note: Trường hợp liên Ring thì phần tử liên Ring sẽ có số VC4 các hướng khác
đi, đặc tính này được chỉ rõ trong phần mô tả NE này, còn các VC4 sẽ được tính cho từng Ring như trường hợp trên.
Bảng NeConnectionTB
NeconnectionKey: mã của kết nối trong thiết bị (mã này tự sinh).
NeKey: mỗi kết nối trong thiết bịđều phải thuộc một thiết bị nào đó, trường này để liên kết 2 bảng NeTB và NeConnectionTB.
Direction: Đây là hướng tham chiếu của thiết bị. mỗi thiết bị trong Ring chỉ có 2 hướng tham chiếu là 1, và 2. tùy theo quy định của người dùng. Ví dụ trong Ring 40G BB, Ring HNI-VIH, bước sóng 1 thì có thể quy định G0 là hướng tham chiếu 1, G10 là hướng tham chiếu 2…
ChannelNo: Kênh theo hướng tham chiếu đã chọn ở trên.
flag: cờ này đểđánh dấu xem kênh theo hướng tham chiếu đó đã được sử dụng hay chưa. Flag=1 là đã dùng, flag=0 là chưa dùng.
Bảng này sẽđược nhập đầy đủ các kênh theo các hướng.
Bảng NETB
NEKey: mã tự sinh. MỗiNE có 1 Key duy nhất. RingKey: mã liên kết với bảng RingTB
NeName: Tên của thiết bị
Manufactory: Hãng sản xuất Type: Chủng loại
NEId: các thiết bị trong 1 Ring được đánh ID từ 1 đến hết theo chiều kim đ.hồ. NELevel: Mức của thiết bị trong Ring. Mức 1 là các thiết bị nối trực tiếp với
nhau thành Ring, mức 2 là thiết bị nối trực tiếp với mức 1…. VC4Num: số kênh VC4 theo một hướng tham chiếu.
Bảng RingTB
RingKey: Mã tự sinh. Mỗi Ring có 1 key duy nhất. RingName: Tên Ring
Bandwidth:băng thông tối đa của Ring NumNe: số thiết bị cấp 1 của Ring RingDescription: Ghi chú cho Ring.
4.4. Kết quả
KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu, tôi rút ra một số kết luận sau:
• Đối với phần chuyển mạch phương pháp định tuyến lựa chọn là công nghệ
MPLS. Công nghê này phù hợp cho việc xây dựng mạng với mục tiêu truyền tải dịch vụ tích hợp và đạt được hiệu suất truyền tải cao, đảm bảo QoS của dịch vụ. Công nghệ MPLS/IP sẽ là công nghệ chủđạo trong mạng NGN và là công nghệ chủđạo để xây dựng mạng lõi, mạng biên lớn, có quy mô cỡ một thành phố hay quốc gia. Tuy nhiên các dịch vụ sử dụng công nghệ MPLS sẽ
phải triển khai dần dần theo từng giai đoạn.
• Về mặt truyền dẫn thì IP và công nghệ quang (WDM, chuyển mạch quang,...) hiện được xem là những công nghệ trụ cột trong mạng NGN, đặc biệt trong mạng lõi. Giải quyết vấn đề truyền tải lưu lượng IP trên mạng quang được xem là tiêu chí hàng đầu khichuyển hướng đến mạng NGN.
Kiến nghị
Việc thiết kế mạng truyền tải cho bất cứ mạng nào đều vô cùng quan trọng. Thiết kế mạng chyển mạch cho mạng NGN trên đây mới chỉ cho ra các kết quả
tính dung lượng kết nối và dung lượng nút cho cả ba miền Bắc, Trung và Nam. Việc so sánh lựa chọn thiết bị như các bộđịnh tuyến biên, bộđịnh tuyến lõi, … giữa các hãng sao vừa đáp ứng nhu cầu vừa có giá thành tối ưu nhất chưa được
đưa ra. Tương tự như vậy, phần truyền dẫn tôi đã đưa ra kết quả dung lượng đã sử dụng, dung lượng còn theo các hướng nhưng nếu thiếu dung lượng thì cần mở
rộng theo Ring nào, lựa chọn thiết bị của hãng nào mà độ tin cậy cao lại tối ưu về giá thành. Đây cũng là hướng phát triển tiếp theo của đề tài, với mong muốn “Thiết kế mạng truyền tải cho mạng NGN của VNPT trong giai đoạn 2010- 2015” ngày càng hoàn thiện và góp phần quy hoạch xây dựng mạng lưới hoàn chỉnh, đa dạng hóa dịch vụ và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1]. Nhóm công tác mạng thế hệ sau của VNPT (2001), Định hướng phát triển mạng NGN, Trung tâm Thông tin Bưu điện.
[2]. TS.Trần Hồng Quân, ThS. Đinh Văn Dũng, đề tài: “Nghiên cứu xu thế phát triển của công nghệ IP, ATM và khuyến nghị ứng dụng trên mạng viễn thông Việt Nam”, Mã số: 218 -2000-TCT-RD-VP-40.
[3]. KS. Đỗ Mạnh Quyết, đề tài “Nghiên cứu công nghệ chuyển mạch nhãn
đa giao thức MPLS và đề xuất các kiến nghị áp dụng công nghệ MPLS trong mạng thế
hệ sau (NGN) của Tổng công ty”, Mã số: 005 -2001-TCT-RDP-VT-01. [4]. KS. Vũ Hoàng Sơn, đề tài “Giải pháp kỹ thuật kết nối các hệ thống
thiết bị truyền dẫn quang hiện có vào mạng truyền dẫn NGN”, Mã số: 127 -2002-TCT- RDP-VT-67.
[5]. GS.TSKH Đỗ Trung Tá (2001), Định hướng phát triển mạng Internet Việt Nam, Trung tâm Thông tin Bưu điện.
Tiếng Anh
[6]. B. Davie, P. Doolan, Y. Rekhter (1998), Switching in IP Networks, Morgan Kaufmann Publishers Inc.
[7]. EURESCOM Project P918, Integration of IP over Optical Networks: Networking and Management, Deliverable 1,2,3.
[8]. Rosen, E., Viswanathan, A., and Callon, R. (August 1999),
Multiprotocol Label Switching Architecture, Work in Progress, Internet Draft <draft -ietf- mpls-arch-06.txt>.
[9]. ITU-T Recommendation G.805, Generic Functional Architecture of Transport Networks.
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đối với VNPT, mạng viễn thông đang trong quá trình chuyển đổi công nghệ
và chuyển hướng đến mạng NGN sau một thời gian dài hoạt động hiệu quả. Vấn đềđối với các nhà hoạch định bây giờ là phải tìm được giải pháp mạng phù hợp cho sự phát triển, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong tương lai và tìm những bước đi thích hợp đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp và bước chuyển đổi mạng truyền tải là một vấn
đề cấp thiết. Luận văn “Thiết kế mạng truyền tải cho mạng NGN của VNPT trong giai đoạn 2010-2015” hy vọng là một trong những lời giải hữu ích cho bài toán trên.
Nội dung luận văn được trình bày gồm ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Hiện trạng mạng thế hệ mới (NGN) của VNPT. Hiện trạng mạng NGN bao gồm cả mạng PSTN, mạng VoIP, mạng Internet và các dịch vụđang
được triển khai trên mạng NGN.
Chương 2: Thiết kế phần chuyển mạch cho mạng NGN. Kết quả là dung lượng kết nối và dung lượng nút của ba miền Bắc, Trung và Nam.
Chương 3: Thiết kế phần truyền dẫn cho mạng NGN. Dựa trên mạng truyền dẫn hiện tại tính ra dung lượng mạng đã sử dụng và còn là bao nhiêu, có
đáp ứng đủ cho nhu cầu phần chuyển mạch không. Nếu không thì phải mở rộng theo hướng nào.