Dự báo những nhân tố sẽ tác động đến việc kiểm soát quyền lực nhà nƣớc từ nay đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước của hồ chí minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 72 - 91)

lực nhà nƣớc từ nay đến năm 2020.

Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Những thành quả của công cuộc đổi mới tạo ra một cở kinh tế và tương ứng với nó là một kiến trúc thượng tầng, trong đó có hệ thống chính trị và sự vận hành của chế độ dân chủ. Quá trình này diễn ra trong sự tác động của những nhân tố chủ quan và khách quan, đặt ra những thách thức mới đối với sự phát triển của nền dân chủ nói chung và đối với hệ thống chính trị nói riêng. Chính những nhân tố này cũng sẽ tác động đến việc kiểm soát quyền lực nước ta trong giai đoạn hiện nay:

Về nhân tố chủ quan:

Thứ nhất, đi cùng với sự phát triển kinh tế là sự phân hóa xã hội và

nguy cơ xung đột cục bộ. Trong nền kinh tế thị trường có tính cạnh tranh quyết liệt như hiện nay tất yếu sẽ dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Sự phân hóa này diễn ra toàn diện với khoảng cách mức sống, chất lượng sống ngày càng chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ, vùng cư trú, giữa các dân tộc, giữa các giai cấp, tầng lớp dân cư, thậm chí ngay trong cả đội ngũ công chức nhà nước. Quá trình đô thị hóa diễn ra kéo theo hệ lụy có một bộ phận nông dân mất ruộng - mất tư liệu sản xuất và rơi vào cảnh bần cùng. Những bất cập trong các chính sách của nhà nước sẽ là nguyên nhân gây ra bất bình trong một bộ phận nhân dân và dẫn đến sự phản kháng bằng các hình thức như khiếu kiện, đình công, biểu tình, thậm chí dẫn đến xung đột cục bộ giữa nhân dân với chính quyền. Sự bất ổn đó trong xã hội sẽ ảnh hưởng đến vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước, không đảm bảo cho sự phát triển dân chủ.

Thứ hai, sự phát triển kinh tế thị trường tất yếu dẫn đến sự phát triển xã

hội. Sự phát triển xã hội mở ra khả năng tạo lập môi trường thực hiện dân chủ, lôi cuốn đông đảo quần chúng tự nguyện tham gia vào đời sống xã hội. Điều đó cũng mở ra khả năng thực hiện giám sát và phản biện xã hội đối với Đảng và Nhà nước để thực thi quyền lực nhân dân. Nhất là khi sự phát triển xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường còn đang ở bước sơ khai, nhà nước pháp quyền chưa thực sự mạnh, chưa tạo ra sự đồng thuận trong xã hội, đòi hỏi hoạt động giám sát và phản biện xã hội để kiểm soát quyền lực nhà nước là một trong những giải pháp bảo vệ lợi ích của nhân dân.

Thứ ba, trình độ dân trí phát triển trong đó có nhu cầu dân chủ. Cùng

với sự phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí sẽ ngày một cao lên trong đó có sự trưởng thành về văn hóa dân chủ. Nhà nước pháp quyền sẽ giúp người dân tiếp cận các quan hệ dân sự, pháp lý, qua đó họ sẽ ngày càng nhận thức rõ

hơn những quyền và nghĩa vụ của mình được pháp luật và Nhà nước bảo vệ. Khi đó người dân sẽ biết sử dụng các công cụ để thực hành dân chủ, trong đó có quyền kiểm soát quyền lực nhà nước.

Về nhân tố khách quan:

Thứ nhất, trào lưu dân chủ với xu hướng đa dạng. Trong xu thế hội

nhập toàn cầu như hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại mỗi quốc gia trở thành một bộ phận của quá trình toàn cầu hóa. Quá trình hội nhập tạo ra khả năng gây những tác động nhất định, đặc biệt là tác động của các phương tiện truyền thông đến nhận thức của công chúng. Nếu trình độ dân trí thấp thì việc phản biện với những trào lưu tư tưởng bên ngoài sẽ khó khăn, phức tạp. Chính vì thế việc kiểm soát quyền lực nhà nước của nhân dân cũng sẽ diễn ra ở những chiều hướng và mức độ khác nhau.

Thứ hai, kẻ thù tiếp tục âm mưu “diễn biến hòa bình”. Hiện nay, các

thế lực thù địch vẫn ráo riết đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” và “xâm lăng văn hóa” đối với nước ta với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Chúng huy động tối đa các phương tiện thông tin đại chúng và hỗ trợ liên kết với các tổ chức người Việt ở nước ngoài để chống phá chế độ ta. Chúng tiếp tục dùng các thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc, lôi kéo, mua chuộc, kích động các phần tử chống đối trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài, các tôn giáo, dân tộc thiểu số, báo giới, thanh niên, sinh viên… nhằm gieo rắc tư tưởng chống đối chế độ, gây mất ổn định chính trị xã hội ở nước ta. Những thủ đoạn “diễn biến hòa bình” đã tác động không nhỏ đến tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta trong thời gian qua. Một trong những hệ quả của tác động đó là đã có biểu hiện mong muốn đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở một số cán bộ, đảng viên. Trước tình hình đó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước, đòi hỏi cần phải tăng cường sự kiểm soát quyền lực nhà nước.

Những biến động chủ quan và khách quan như đã nêu trên, đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta yêu cầu tận dụng mọi thời cơ, vận hội, đồng thời phải đấu tranh quyết liệt, ngăn ngừa những tác động xấu để đưa đất nước tiếp tục ổn định và phát triển. Để đạt được điều đó cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm soát quyền lực nhà nước, đặc biệt là sự tham gia tích cực của nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội vào vấn đề này.

2.2.2. Hoàn thiện nhận thức về kiểm soát quyền lực nhà nƣớc theo chỉ dẫn của Hồ Chí Minh.

Để bộ máy nhà nước luôn trong sạch, đáp ứng được nguyện vọng, thực hiện được quyền làm chủ của nhân dân, trên nền tảng lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam, chúng ta luôn nâng cao, hoàn thiện nhận thức của mình trong vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước. Điều này được thể hiện rõ qua nhận thức của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát ở mỗi giai đoạn cách mạng.

Từ khi thành lập Đảng đến tháng 10/1948, Đảng ta chưa lập bộ máy cơ quan kiểm tra chuyên trách, nhưng Trung ương Đảng, cấp ủy các cấp luôn quan tâm theo dõi, trực tiếp chỉ đạo chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960), Điều lệ Đảng được sửa đổi tại Đại hội lần thứ III của Đảng đã yêu cầu phải tăng cường công tác kiểm tra và giám sát của Đảng đối với cán bộ và cơ quan nhà nước, giữ gìn kỷ luật nghiêm minh, xử lý thích đáng đối với những phần tử quan liêu gây tác hại nghiêm trọng cho Đảng và Nhà nước. Nhưng từ đó đến trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006), nhiệm vụ giám sát chưa được chính thức “luật hóa” trong Điều lệ Đảng.

Bước vào thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xuất hiện nhiều biểu hiện tiêu cực trên mọi lĩnh vực. Đại hội VI của Đảng (12/1986) mở đầu của thời kỳ đổi mới đã tiếp tục khẳng định các quan

điểm về công tác kiểm tra mà Đại hội V đã đề ra; đồng thời nhấn mạnh thêm cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới. Trong các nhiệm kỳ tiếp theo Đại hội lần thứ VII, VIII, IX của Đảng, bên cạnh việc tập trung đánh giá kết quả đạt được cũng như khuyết điểm, tồn tại và nguyên nhân của công tác kiểm tra và kỷ luật, Đảng ta đều khẳng định vị trí, vai trò của công tác kiểm tra, giám sát. Trong điều kiện cơ chế thị trường, kinh tế nhiều thành phần, mở của với bên ngoài, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, thoái hóa về chính trị. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII đã yêu cầu cần phải tăng cường công tác giám sát, kể cả trong Đảng và trong toàn bộ hệ thống chính trị, đó là: “Sử dụng đồng bộ hệ thống giám sát cán bộ, đảng viên, nhất là sự giám sát của tổ chức đảng, trước hết là từ chi bộ, sự giám sát của nhân dân và các cơ quan đại diện nhân dân, sự giám sát của công luận.” [12, tr.30].

Điều lệ Đảng khóa IX chưa quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ “giám sát” của các cấp ủy, tổ chức đảng, nhưng trong Báo cáo chính trị đã đề cập đến nhiệm vụ “giám sát” của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân: “Các đảng viên và chi bộ Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng và toàn xã hội có trách nhiệm giám sát, kiểm tra cán bộ, công chức, phát hiện, tố cáo, lên án những kẻ tham nhũng” [13, tr.145]. Đồng thời yêu cầu phát huy vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân theo đúng chức năng và thẩm quyền của các cơ quan đó; vận động nhân dân góp ý phê bình cán bộ, đảng viên. Tại bế mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (ngày 15/7/2002), Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã phát biểu: “Có giám sát tốt mới có thể đánh giá đúng, lựa chọn đúng và đặc biệt kịp thời ngăn ngừa những sai phạm ngay từ khi mới có những dấu hiệu vi

phạm, đó cũng là phương thức quan trọng để bảo vệ cán bộ, bảo đảm Đảng và Nhà nước ta có đội ngũ cán bộ công chức đủ phẩm chất và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, được nhân dân tin yêu” [15, tr.246-247].

Trong nhiệm kỳ Đại hội IX, Đảng ta đã chú ý quan tâm và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng cả về nhận thức và hành động. Tuy nhiên, thực tế vẫn tập trung nhiều vào công tác kiểm tra, chưa quan tâm đúng mức đến công tác giám sát, vì vậy việc giám sát còn lúng túng, bị động, mang tính hình thức, chất lượng thấp. Để khắc phục điều này, tại Đại hội X của Đảng, trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh và từ kinh nghiệm thực tiễn, Đảng ta đã rút ra bài học kinh nghiệm: “Đảng phải tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Đảng để phát huy ưu điểm, phòng ngừa và khắc phục kịp thời sai lầm, khuyết điểm; kiểm tra, giám sát công tác, năng lực và phẩm chất cán bộ, đảng viên…” [19, tr.278]. Từ đó, Đảng ta khẳng định: “Giao thêm chức năng giám sát cho cấp ủy đảng và ủy ban kiểm tra các cấp, coi kiểm tra, giám sát trước hết là nhiệm vụ của cấp ủy, gắn công tác kiểm tra với công tác giám sát, có giám sát mới phát hiện được các vấn đề mới, khắc phục được thiếu sót, khuyết điểm ngay từ khi mới manh nha” [19, tr.53] và yêu cầu phải “nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát” [19, tr.134]. Đồng thời: “Hoàn thiện quy chế bảo đảm quyền kiểm tra, giám sát của tập thể đối với cá nhân, của tổ chức đối với tổ chức, của cá nhân đối với cá nhân và tổ chức, kể cả đối với người lãnh đạo chủ chốt và tổ chức cấp trên. Kết hợp giám sát trong Đảng với giám sát Nhà nước và giám sát của nhân dân” [19, tr.134]. Vì vậy, cần chính thức “luật hóa” chức năng, nhiệm vụ giám sát trong Điều lệ Đảng thay vì quy định trong các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư như trước đây.

Đến Đại hội Đảng lần thứ XI Đảng ta khẳng định nâng cao hơn nữa vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước, đòi hỏi phải chú trọng hơn nữa trong công tác kiểm tra, giám sát, nhất là có sự phối hợp kiểm tra, giám sát của tất cả các tổ chức và quần chúng nhân dân: “Chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu tổ chức đảng, nhà nước, mặt trận và các đoàn thể nhân dân các cấp trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phải phối hợp chặt chẽ với công tác thanh tra của Chính phủ, công tác giám sát của Quốc hội và các cơ quan hành pháp, tư pháp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân theo đúng chức năng và thẩm quyền của mỗi cơ quan” [21, tr.263]

2.2.3. Định hƣớng về giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả kiểm

soát quyền lực nhà nƣớc đáp ứng yêu cầu thời kỳ phát triển mới.

Xuất phát từ thực trạng kiểm soát quyền lực nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam như đã trình bày, chúng ta thấy bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Chính những tồn tại này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước, đặc biệt trong thời gian qua đã để lại một số vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng như: Vinashin, Vinalines làm thất thoát rất lớn đến ngân sách nhà nước, hay vụ ông Đoàn Văn Vương ở Hải Phòng – một trường hợp điển hình dẫn người dân đến phản ứng tiêu cực khi khiếu nại không được giải quyết triệt để. Có thể nói nguyên nhân sâu xa từ quá trình kiểm soát quyền lực nhà nước chưa chặt chẽ, chính vì thế cần phải có những định hướng về giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước, đáp ứng với yêu cầu thời kỳ đổi mới. Như đã phân tích, có hai cách kiểm soát quyền lực nhà nước, từ đó chúng ta cũng cần phải có những giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong nhà nước và cả bên ngoài nhà nước.

Trước hết, cần phải có những giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực ngay trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, cụ thể là ngay trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Đối với cơ quan lập pháp là Quốc hội: Quốc hội là cơ quan quyền lực

nhà nước cao nhất nhưng không phải là một cơ quan toàn quyền; Quốc hội nhận quyền lực nhà nước từ nhân dân, như vậy Quốc hội không thể ủy quyền tiếp cho các cơ quan nhà nước khác. Với ý nghĩa đó, về nhận thức lý luận cũng như thực tiễn tổ chức và hoạt động của Quốc hội, cần phải hướng sự ưu tiên tập trung vào mục tiêu là xây dựng một Quốc hội thực quyền chứ không phải là Quốc hội toàn quyền, đứng trên các quyền hành pháp và tư pháp. Gỉai pháp này cũng sẽ khắc phục hạn chế việc kiểm soát quyền lực ở nước ta được thiết kế để bảo đảm mục tiêu thống nhất quyền lưc nhà nước, nghĩa là việc kiểm soát quyền lực chỉ được thiết kế theo chiều dọc từ trên xuống; theo đó Ngành lập pháp - Quốc hội có quyền kiểm soát quyền lực của ngành Hành pháp – Chính phủ và ngành Tư pháp – Tòa án, nhưng vì sự thống nhất quyền lực hai ngành này không được kiểm soát quyền lực của nhau và càng không được kiểm soát quyền lực của Quốc hội. Trên cơ sở đó, cần nhận thấy liên quan đến việc giao cho Quốc hội quyền lập Hiến: Hiến pháp năm 1992 quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, quy định này không phù hợp với tổ chức quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp không có quyền nào cao hơn quyền nào, tất cả ba quyền đều phải quan trọng như nhau trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.Vì thế chỉ nên quy định

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước của hồ chí minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 72 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)