6. Yêu cầu cần đạt
2.1.2. Sai trật tự niên biểu (anachronie)
Sai trật tự niên biểu là không tuân theo niên biểu của tự nhiên (từ quá khứ đến hiện tại, tương lai) của truyện kể. Mặc dù cả bản tiếng Tây Ban Nha, bản tiếng Anh, tiếng Việt tác giả và dịch giả đều không đánh số chương, nhưng dựa vào cách đánh dấu bằng chữ in hoa về nội dung, ta có thể thấy Trăm năm cô đơn
được chia làm 20 chương.
Căn cứ vào thời gian cốt truyện (tức là số trang văn bản), ta có thể phân chia tiểu thuyết ra làm 11 lớp lớn dựa trên sự đứt đoạn về sự kiện và thời gian như sau:
Lớp 1(A): Sự kiện đại tá Aureliano Buendía bị đưa ra pháp trường (trang 23; 3 dòng):
“Rất nhiều năm sau này, trước đội hành hình đại tá Aureliano Buendía nhớ lại buổi chiều xa xưa ấy, cái buổi chiều cha chàng dẫn chàng đi xem nước đá”…
-> giữa trang 31; 8 trang):
“Thời ấy, Macondo là một làng gồm vài chục nóc nhà vách đất(…) Hết thảy những ai quen biết ông từ thuở mời lập làng Macondo đều ngạc nhiên thấy dưới ảnh hưởng của Melquíades ông đã thay đổi biết nhường nào”
Lớp 3 (C): Những ngày đầu José Arcadio Buendía xây dựng làng Macondo (giữa trang 31 -> đầu trang 43; 12 trang):
Tác giả thuật lại quá trình hình thành tính cách của José Arcadio Buendía từ ngày thành lập làng để chứng minh ảnh hưởng mạnh mẽ của Melquíades đến ông. Lớp sự kiện này tiếp nối lớp sự kiện bên trên:
“Lúc đầu Arcadio Buendía là một vị trưởng giả trẻ tuổi, người vẫn thường hay dạy dân việc trồng cấy (…) Đấy là một phát minh lớn của thời đại chúng ta”.
Lớp 4 (D): Nguyên nhân Úrsula và José Arcadio Buendía bỏ làng ra đi (đầu trang 43 -> giữa trang 48; 5 trang):
“Khi tên cướp biển Francis Drak tấn công Riocha ở thế kỉ XVI, bà tổ của Úrsula Igoaran đã quá kinh ngạc trước tiếng nổ chát chúa nổ rền, đến mức quẫn chí ngồi vào một bếp than (…) Họ chỉ mải đi theo hướng ngược lại con đường dẫn tới Rioacha để không bỏ lại một dấu vết nào và để tránh chạm mặt người quen. Đó là một chuyến đi kì dị”.
Lớp 5 (E): Thời niên thiếu, trưởng thành của các nhân vật đời thứ hai và đạt được thành công trong chiến trận của đại tá Aureliano (giữa trang 48 -> trang 157; 109 trang):
“Khi đoàn người đi được mười bốn tháng trời, với cái bụng quặn đau vì thịt khỉ và rắn, Úrsula đẻ ra một chú bé với tất cả các bộ phận người của chú (…) Đồ dê cụ - cậu thét - Đảng tự do muôn năm!”.
Lớp 6 (F): Đại tá Aureliano bị đưa ra pháp trường (trang 158 -> giữa trang 177; 19 trang):
“Chiến tranh kết thúc vào tháng năm (…) Tự giam mình trong phòng ngủ để khóc vụng, Amaranta lấy hai đầu ngón tay bịt kín lỗ tai để khỏi phải nghe thấy những tiếng người đuổi theo mình đang kể cho Úrsula nghe những tin tức chiến sự mới nhất, và mặc dù thèm nhìn chàng đến chết được cô vẫn đủ nghị lực để không ra tiếp chàng”. Lớp 7 (G): Cái chết của cụ tổ José Arcadio Buendía (trang 177 -> trang 180; 3
trang).
“Lúc ấy, đại tá Aureliano Buendía đã sắp xếp thời gian để cứ hai tuần một lần gửi một thông báo tỉ mỉ về Macondo. Nhưng chỉ có độc một lần, sau gần tán tháng ra đi, chàng mới viết thư riêng cho Úrsula. Một sứ giả đặc nhiệm đã mang đến nhà một phong thư được viết với lối chữ rất đẹp của đại tá: “Hãy trông nom cha cẩn thận vì cha sẽ mất”(…) Người ta buộc phải dùng gậy, sào mà hất hoa đi để lấy lối cho đám tang đi”. Lớp 8 (H): Mối tình loạn luân giữa cô Amaranta và cháu José Arcadio (trang 180 –> trang 225; 45 trang):
“Ngồi trên chiếc xích đu làm bằng gỗ liễu nhỏ, với đồ thêu thùa để trong lòng, Amaranta ngắm Aureliano José lần đầu tiên trong đời cạo râu (…) Ngày Tết năm mới bừng sáng với việc người chỉ huy trẻ tuổi của đội gác, cuồng điên trước hành vi vô ý tứ của Remedios-người đẹp, đã chết vì tình ngay bên cạnh cửa sổ phòng cô gái”.
Lớp 9 (I): Quá trình phát triển tính cách của Aureliano Segundo ( trang 226 –> trang 413; 197 trang):
“Những năm sau này, hấp hối trên giường bệnh, Aureliano Segundo đã nhớ lại buổi chiều mưa tháng sáu, cái buổi chiều anh bước vào phòng ngủ để nhận mặt đứa con trai đầu lòng của mình” (…). Trong sự lộn xộn của những giờ phút cuối cùng, khi đưa thi hài hai người ra khỏi nhà đám thanh niên say rượu và buồn bã đã lầm lẫn quan tài và do đó chôn quan tài người nọ vào huyệt người kia”.
Lớp 10 (K): Aureliano Babilonia tự giam mình vào phòng thí nghiệm (trang 414 -> trang 436; 22 trang):
“Trong suốt một thời gian dài Aureliano không ra khỏi phòng của Melquíades (…) Buổi chiều hôm ấy, khi ở bếp, Aureliano nhớ José Arcadio nên đi tìm anh ta khắp nhà và thấy anh ta nổi lên trên mặt nước thơm trong bồn tắm, đã trương phềnh, nhưng lòng vẫn nghĩ đến Amaranta. Đến lúc ấy Aureliano mới biết mình bắt đầu yêu mến anh ta như thế nào”.
Lớp 11 (L): Dòng họ Buendía bị lưu đày vào cõi cô đơn (trang 437 -> trang 483):
“Amaranta Úrsula trở về vào đầu tháng mười hai, vui tươi và hớn hở, dắt theo một anh chồng ngoan ngoãn bằng sợi tơ buộc ở cổ (…). Tuy nhiên, trước khi đọc đến bài thơ cuối cùng, anh đã hiểu rằng mình sẽ chẳng bao giờ ra khỏi căn phòng này được bởi anh
đã thấy trước rằng thành phố như những tấm gương (hay đúng hơn là thành phố ảo ảnh) sẽ bị gió cuốn đi và sẽ bị xóa sạch khỏi kí ức con người trong lúc anh, Aureliano Babolonia, giải mã xong các tấm da thuộc, và tất cả những gì được viết trong những tấm da thuộc này sẽ không được lặp lại và mãi mãi không bao giờ lặp lại, bởi vì dòng họ bị kết án trăm năm cô đơn không có dịp may lần thứ hai để trở lại làm người trên mặt đất này”.
Theo tiến trình phát triển của dòng họ Buendía, tức là theo thời gian lịch sử chúng ta có thể sắp xếp lại các lớp sự kiện theo đúng trật tự niên biểu như sau: (Xin lưu ý với bạn đọc một điểm: Ngay cả trong mỗi lớp, phần của tiểu thuyết cũng có sự sai trật niên biểu, vì thế người viết chỉ đưa ra nội dung sự kiện chính).
A6 – B3 – C2 – D1 – E4 – F5 – G7 – H8 – I9 – K10 – L11
NL = Ngoái lại ĐT = Đón trước * Nhận xét:
Thời gian văn bản tương ứng sẽ làm nổi bật những sự kiện quan trọng. Đây không phải là thời gian lịch sử. Ta từng bắt gặp trong 30 trang văn bản của Chí Phèo thì sự kiện Thị Nở gặp Chí Phèo chiếm đến 5 trang. Đêm trăng lịch sử trở thành dấu mốc quan trọng nhất trong lịch sử đời Chí.
Chúng ta thấy rõ có sự khác biệt giữa trật tự của các biến cố trong truyện và trật tự giả - thời gian do nhà văn sắp xếp trong truyện.
Lớp A, tác giả đưa sự kiện nổi bật nhất cuộc đời đại tá Aureliano Buendía lên đầu nhằm đón trước số phận của đại tá và cả dòng họ Buendía. “Tử hình” là cái án treo lơ lửng trong lá số tử vi quyết định vận mệnh của cả dòng họ. Không phải ngẫu nhiên mà tác phẩm mở đầu bằng những suy nghĩ của đại tá Aureliano
NL
ĐT ĐT
Buendía khi đứng trước cọc xử bắn chờ lệnh giết mình trước quảng trường Macondo. Hình ảnh này báo hiệu một loạt những điều khủng khiếp sẽ xảy ra: bệnh mất ngủ, bệnh lãng quên lây sang từ một làng Anh điêng, sự xuất hiện của chính quyền trung ương mà đại diện là quan thanh tra Don Moscote, sự tranh chấp giữa phái tự do và bảo thủ dẫn đến nội chiến đẫm máu kéo dài, mà đại tá là người đã trải qua ba hai cuộc chiến tranh, 63 vụ phục kích, 14 vụ sát hại, một vụ xử tử và một vụ tự sát mà vẫn không chết, việc thành lập công ty chuối của bọn tư bản Bắc Mỹ ở Macondo và những tội ác của nó với dân làng, đặc biệt là vụ tàn sát hơn ba nghìn người ở trên sân ga, trận mưa kéo dài mười một tháng hai ngày, khiến cho Macondo tàn lụi, sự tuyệt diệt của dòng họ Buendía trong cơn bão.
Lớp A là đón trước cho lớp E, để tiếp tục kể về thời niên thiếu, quá trình trưởng thành và ra trận của nhân vật. Đây là hành trình đi từ những vinh quang của chiến thắng, lần lượt trải qua 32 cuộc chiến, có 17 đứa con ở các miền để rồi cuối cùng nhận ra rằng chiến tranh là vô nghĩa và mình chiến đấu chỉ vì sự ích kỉ của bản thân. Cuộc đời đầy hào quang ấy kết thúc bằng những năm tháng chạy trốn trong nỗi cô đơn, với công việc nhàm chán vô vị là đúc những con cá vàng đổi lấy vàng, rồi lại lấy vàng đó sản xuất ra những con cá vàng. Đó là một vòng luẩn quẩn mà tất cả những người trong dòng họ, trừ Úrsula không ai thoát khỏi. Đến chương thứ 7 mới xuất hiện sự kiện đại tá bị đưa ra pháp trường. Như vậy là tác giả đón trước sự kiện của 7 chương.
Lớp F là ngoái lại của lớp E. Trải qua những thăng trầm trong chiến trận, sự kiện bị đưa ra pháp trường là một trong những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời chinh chiến của nhân vật. Lớp A và F tạo thành một vòng tròn khép kín về thời gian của một kiếp người và của cả một dòng họ. Thời gian vòng tròn khép kín là thời gian chuyển động vòng tròn không có điểm đầu và cuối, tạo nên kết cấu trùng lặp của tác phẩm. Dòng họ Buendía là dòng họ đã được khẳng định, không phát triển tới tương lai, nên chuyển động vòng tròn. Cuộc đời các nhân vật không có hướng mở mà trở thành một vòng luẩn quẩn. Hình ảnh đám cưới
niệm cũng là lúc kết thúc cuộc đời mình; Thời gian quá khứ ùa về trong hiện tại nhưng tuyệt nhiên không thấy tương lai. Mọi điềm báo đều hướng về sự hủy diệt.
Thoạt nhìn, chúng ta có cảm giác câu chuyện diễn ra theo chu kì của trật tự thời gian tuyến tính, có “khởi đầu” với sự kiện những người đầu tiên đến làng Macondo và kết thúc là sự ra đời của đứa con có đuôi lợn. Nó còn được không gian hóa bởi lời sấm truyền của Melquíades rằng khi Aureliano Babilonia giải mã xong văn bản tiếng Phạn cũng là lúc lịch sử xóa sổ họ. Các sự kiện chồng xếp nhau trong thời gian. Điều đó tạo cho độc giả cảm giác bị quay vòng khi đọc tác phẩm, nó trở thành một xa lộ về thời gian khiến người đọc phải dồn hết tâm trí vào để đọc.
Quá trình phát triển, tàn lụi và diệt vong của dòng họ Buendía gắn liền với làng Macondo. Nếu như sự kiện đại tá Aureliano Buendía bị đưa ra pháp trường là quan trọng đối với dòng họ thì sự kiện người Digan đến làng cũng có vai trò quyết định cho quá trình vận động với Macondo. Nó đem đến những phát minh mới và làm xáo trộn cuộc sống vốn yên bình nơi đây. Sự kiện này được đón trước ở lớp C và kể tiếp ở lớp D, đồng thời được nhắc đi nhắc lại ở những lớp khác theo lối xảy lặp (G, I, K).
Cùng một sự kiện có thể tại thời điểm này là đón trước, tại thời điểm sau là quay ngược. Sự kiện đại tá Aureliano trước họng súng của đội hành hình được đón trước ngay ở những trang đầu tiên của tiểu thuyết, chương 7 mới xảy ra, sau đó lại được ngoái lại ở những chương sau. Việc Úrsula cảm thấy thời gian quay vòng tròn trở đi trở lại trong tác phẩm nhiều lần.
Tóm lại, câu chuyện về dòng họ Buendía và câu chuyện về làng Macondo luôn vận động song hành. Điều đó đòi hỏi cấu trúc song hành về thời gian. Sự sai trật tự niên biểu cũng diễn ra tương ứng với nhịp vận động này. Các sự kiện quan trọng đều được đón trước và ngoái lại theo lối xảy lặp. Thủ pháp này đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của các sự kiện, tiên báo trước về số phận cô đơn của cả dòng họ.
Về thời gian lịch sử, chúng ta có thể thấy nó trải qua khoảng trên dưới năm trăm năm, từ cuối thế kỉ XVI đến những năm 30 của thế kỉ XX. Tuy dòng họ Buendía chính thức có bảy thế hệ chỉ bắt đầu vào thế kỉ XIX và kéo dài khoảng một trăm năm nhưng tiểu thuyết lại kể lại cả nguồn gốc xa xưa của dòng họ đó bắt đầu từ sự kiện tên cướp biển Francis Drak tấn công Riocha. Trong tác phẩm có chi tiết bộ xương người mặc giáp trụ cổ lủng lẳng đeo một hộp thánh tích đựng mớ tóc phụ nữ được tìm thấy dưới lòng đất. Bộ xương này trùng khớp với hình ảnh những conquistador những kẻ tiên khu người Tây Ban Nha thế kỉ XV đi chinh phục và khai thác Châu Mỹ kể từ sau khi Columbo phát hiện ra lục địa này.