Đánh giá thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính xã Trung Thành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã trung thành thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 48)

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Diện tích là 10,07 ha giảm so với năm 2010 là 4,16 ha do nguyên nhân:

3.3.2. Đánh giá thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính xã Trung Thành

Trên địa bàn xã Trung Thành, công tác đo đạc thành lập bản đồ được thực hiện qua nhiều giai đoạn khác nhau, cụ thể:

- Bản đồ giải thửa 299 được đo vẽ năm 1983 gồm 10 tờ ở tỷ lệ 1:1000, được triển khai thực hiện theo Chỉ thị số 299/TTg ngày 10/11/1980. Hệ thống bản đồ này được đo vẽ chủ yếu đối với đất sản xuất nông nghiệp và xen kẽ một số thửa đất ở, với kỹ thuật đo đạc bản đồ còn nhiều hạn chế nên ranh giới, diện tích thửa đất có độ chính xác không cao. Hiện nay hệ thống bản đồ này đã quá cũ kỹ, rách nát, nhiều mảnh không còn nguyên vẹn. Nhiều thửa đất được chia tách nhưng không thể kẻ trực tiếp lên bản đồ. Trên cơ sở bản đồ 299/TTg được thành lập năm 1983 chỉ là bản đồ giải thửa giấy dạng nên chưa có hệ thống sổ mục kê kèm theo. Sổ địa chính không có. Đặc biệt sau khi luân chuyển cán bộ địa chính lại thất lạc hoặc mất mát.

- Bản đồ địa chính 300 với hệ tọa độ VN – 2000 được đo vẽ năm 1991 được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên kiểm tra tháng 12/2005 gồm 16 tờ bản đồ tỷ lệ 1:1000 và 1:2000 tuy đã được đo đạc từ lâu nhưng hiện nay chỉ có một số ít trường hợp có thay đổi về hiện trạng sử dụng. Hiện nay đây là hệ thống bản đồ địa chính được dùng để thực hiện giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý đất đai tại địa phương

3.3.2. Đánh giá thc trng h thng h sơ địa chính xã Trung Thành Thành

+ Hệ thống bản đồ: trên địa bàn xã Trung Thành vào thời điểm hiện tại đang lưu trữ 2 hệ thống bản đồ.

Bản đồ giải thửa năm 1983 tỷ lệ 1/1000 (dng giy) bản đồ này đo giải

thửa nên ranh giới, diện tích thửa đất không chính xác. Đây là tài liệu được dùng để quản lý đất đai từ năm 1983 đến năm 1991.

- Bản đồ địa chính 300 được đo vẽ năm 1991 sử dụng hệ tọa độ quốc gia VN – 2000 với các tỷ lệ 1:1000 và 1:2000 (dng s, dng giy), có số

thửa, diện tích, loại đất. Đây là hệ thống bản đồ được dùng để thực hiện giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai kể từ năm 1992 đến nay.

+ Hệ thống hồ sơ

- Các loại sổ của xã cho đến thời điểm hiện tại đang được cập nhật bởi vậy mới đang phát huy tác dụng trong công tác quản lý đất đai.

- Tổng số hồ sơ thực hiện thủ tục liên quan đến đất đai từ năm 2015 đến tháng 2019 là 3563 hồ sơ được đo vẽ chỉnh lý và dựa trên hệ thống bản đồ địa chính dạng số năm 1991.

Để công tác lập hồ sơ địa chính xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được thuận lợi và có hiệu quả hơn, UBND các cấp cần đẩy mạnh công tác thành lập CSDL đất đai bằng cách hoàn thiện hơn về lực lượng chuyên môn, chủ động hơn trong việc điều phối nguồn nhân lực trong toàn hệ thống, quan tâm, chăm lo nhiều hơn cho việc xây dựng, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính của địa phương, nhất là việc xây dựng CSDL địa chính; đồng thời tăng cường kiểm tra, chỉ đạo việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính ở các cấp huyện, xã để bảo đảm sự thống nhất của hồ sơ địa chính theo quy định.

Việc triển khai thực hiện rà soát đã xác định cụ thể đối tượng sử dụng đất; xác định nhu cầu và phạm vi sử dụng đất để phát huy nguồn lực và hiệu quả sử dụng đất. Địa phương đã cơ bản hoàn thành việc rà soát, xác định nguồn gốc sử dụng đất, phân định ranh giới thực tế của các đối tượng đang sử dụng; rà soát, bóc tách được khối lượng lớn diện tích đất bên trong tổ chức đã được sắp xếp, chuyển đổi để phân biệt rõ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ công ích….

3.3.3.Nguyên nhân và khó khăn xut phát t h thng h sơ địa chính không đầy đủ

Trong quá trình điều tra, thu thập tài liệu nhận thấy hiện trạng hồ sơ địa chính của huyện còn thiếu xuất phát từ các nguyên nhân:

+ Do công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền trong giai đoạn trước thời điểm bị buông lỏng, thiếu đồng bộ nên việc thiết lập và quản lý hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức.

+ Chưa được sự quan tâm của tỉnh xem xét bố trí kinh phí phục vụ công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính chính quy.

+ Lực lượng cán bộ quản lý mỏng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ địa chính xã còn hạn chế dẫn đến việc lập sổ sách, cập nhật chỉnh lý biến động chưa thường xuyên. Mặt khác, cán bộ địa chính phải kiêm nhiệm nhiều việc khác như giải phóng mặt bằng, xây dựng, giao thông,…

Khó khăn xuất phát từ hệ thống hồ sơ địa chính không đầy đủ. Khi trong tay nhà quản lý chưa có một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ thì những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai là một điều đương nhiên, có thể kể ra một số khó khăn như sau:

+ Khó khăn đối với quản lý sử dụng đất và tra cứu thông tin đất đai của từng chủ sử dụng đất.

+ Do cán bộ địa chính phải luân chuyển theo thời gian công tác, nên xẩy ra việc không bàn giao hoặc bàn giao không hết các trường hợp biến động và lưu trữ hồ sơ.

+ Khó khăn đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì thời hạn tối đa để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp đủ điều kiện là 30 ngày làm việc (theo QĐ số: 4104/QĐ-UBND tỉnh Thái Nguyên ngày 19/12/2019). Tuy nhiên do hệ thống hồ sơ địa chính của thị xã không đầy đủ cho nên thời gian trung bình để cấp được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp đủ điều kiện cũng rất lâu, trung bình khoảng 2 đến 3 tháng. Nguyên nhân của sự chậm trễ này thì có nhiều, tuy nhiên công việc xác minh nguồn gốc của thửa đất thường chiếm nhiều thời gian nhất; Khó khăn khi lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất; Khó khăn đối với việc giải quyết tranh chấp đất đai; Khó khăn đối với công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; Khó khăn đối với công tác thống kê, kiểm kê đất đai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã trung thành thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 48)