THƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
1. Khái niệm chỉ số
Chỉ số là thước đo để đo lường các tiến bộ đạt được. Chỉ số là biến số định tính hoặc định lượng, cho ta các phương tiện đơn giản để đo lường kết quả hoạt động, phản ánh được các thay đổi liên quan tới một biện pháp can thệip và hỗ trợ cho công tác theo dõi và đánh giá.
Chỉ số cần được xây dựng cho mọi cấp của hệ thống theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả. Điều này có nghĩa là các chỉ số là hết sức cần thiết để
giám sát sự tiến triển của phương diện đầu vào, hoạt động, đầu ra, kết quả và tác động đạt được mục tiêu.
Mỗi mục tiêu cần ứng với ít nhất một chỉ sốđầu vào, đầu ra và một chỉ
số kết quả, tác động. Đồng thời các chỉ sốđầu vào, đầu ra, kết quả và tác động phải được gắn kết với nhau để tạo thành một chuỗi logic các kết quả. Một hệ
thống các chỉ số gắn kết với từng mục tiêu có thể theo dõi và đánh giá rõ ràng
được toàn bộ tiến trình thực hiện. Do vậy, cần phải chú ý đặc biệt xác định các chỉ số đểđo tiến triển của đầu vào, hoạt động, đầu ra và kết quả gắn với mục tiêu. Các chỉ số này có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin phản hồi cần thiết cho hệ thống quản lý. Thông qua việc theo dõi các chỉ
số này sẽ giúp các nhà quản lý tìm ra các bộ phận của tổ chức hay Chính phủ đạt hoặc không đạt được các kết quả như dự tính. Bằng cách đo các chỉ số
thành tích một cách thường xuyên, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách có thể biết được liệu kế hoạch, chương trình và chính sách đã đi đúng hướng chưa, chệch hướng hay thậm chí tốt hơn dự kiến. Thông qua đó sẽ có cơ hội đểđiều chỉnh, thay đổi mục tiêu chính sách.
Khái niệm về chỉ số như trên được phân biệt với khái niệm về chỉ số sử dụng trong thống kê, cụ thể, chỉ số trong thống kê là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức độ của một hiện tượng kinh tế - xã hội. Chỉ số tính được bằng cách so sánh hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian hoặc không gian khác nhau, nhằm nêu lên sự biến động của hiện tượng qua thời gian hoặc không gian.
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, chỉ số sử dụng trong thống kê được chia thành các loại sau:
- Nghiên cứu sự biến động về mức độ của hiện tượng qua thời gian (biến động của giá cả, giá thành, năng suất lao động, khối lượng sản phẩm,
diện tích gieo trồng,...). Các chỉ số tính theo mục đích này thường gọi là chỉ
số phát triển.
- So sánh chênh lệch về mức độ của hiện tượng qua không gian (chênh lệch giá cả, lượng hàng hoá tiêu thụ giữa hai thị trường, giữa hai địa phương, hai khu vực,...). Các chỉ số tính theo mục đích này thường gọi là chỉ số không gian.
Trong nội dung nghiên cứu của đề tài này, chỉ số được sử dụng đánh giá việc thực hiện kế hoạch nên gọi chung là chỉ số kế hoạch, để phân biệt với chỉ số sử dụng trong thống kê nhưđã nêu ở trên.
2. Nguyên tắc xây dựng
Chỉ số kết quả hoạt động tốt cần phải đáp ứng tiêu chuẩn smart hoặc cream, cụ thể như sau:
- Các chỉ số phải rõ ràng, trực tiếp và không mập mờ tới mức cao nhất có thể.
- Các chỉ số phải đo đếm được hoặc ít nhất cũng quan sát được: có thể định tính hoặc định lượng
+ Các chỉ sốđịnh lượng cần phải được báo cáo thành các con số cụ thể
(số lượng, giá trị trung bình, trung vị) dưới dạng giá trị tuyệt đối hay phần trăm; các chỉ sốđịnh tính hàm ý cách đánh giá định tính...
+ Các chỉ số định tính cho chúng ta biết về sự thay đổi trong quá trình thực hiện thể chế, thái độ, chính kiến, động cơ và hành vi của các cá nhân. Chỉ số định tính có thể đo sự nhận biết, như mức độ hài lòng của dân chúng
đối với các chính sách Chính phủ đưa ra. Số liệu định tính cũng có tầm quan trọng nhất định. Tuy nhiên, việc thu thập, đo lưòng và xử lý các thông tin này mất nhiều thời gian hơn, đặc biệt trong những bước đầu. Thêm vào đó, các chỉ
số định tính cũng khó kiểm chứng hơn vì chúng thường liên quan đến các
đánh giá chủ qua về tinh hình tại một thời điểm nhất định.
Đối với ngành công thương, nhóm thực hiện đề tài chủ yếu đưa ra các chỉ số định lượng để việc theo dõi và đánh giá được thực hiện một cách đơn giản và dễ dàng nhất.
+ Các chỉ số phải đảm bảo có thể theo dõi được (tốt hơn nếu đã được theo dõi), và theo dõi thường xuyên, không quá tốn kém về chi phí theo dõi. Cần đặc biệt chú trọng bởi có quá nhiều chỉ số mà chi phí thu thập quá cao, sẽ
thu thập thông qua công tác điều tra thì đều cần chi phí lớn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đã có rất nhiều nguồn dữ liệu điều tra tốt. Quan trọng là phải khai thác tất cả những nguồn dữ liệu sẵn có này trước khi quyết định tiến hành điều tra.
+ Các chỉ số phải đáp ứng được tiêu chí phù hợp. Nghĩa là chỉ số đo lường các nhân tố phản ánh được các mục tiêu. Điều này nhằm đảm bảo mối gắn kết rõ ràng giữa mục tiêu và chỉ số.
3. Phương pháp xây dựng:
Trên cơ sở khung logic đã được xây dựng như trên, thực hiện theo các bước hướng dẫn tại phần lý luận ở Chương I, nhóm nghiên cứu đã bổ sung các nhóm chỉ tiêu phản ánh đầu vào, đầu ra, kết quả, tác động và dự kiến các
PHẦN 3:
CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Nhưđã nêu ở trên, Phương pháp theo dõi, đánh giá dựa trên kết quả kế
hoạch 5 năm đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện trong giai
đoạn 2006-2010. Bộ Công Thương cũng đã tham gia một phần vào quá trình xây dựng Khung theo dõi đánh giá này. Qua đó, chúng tôi cùng các chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư rút ra một số tồn tại, khó khăn khi áp dụng khung theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả như sau:
- Việc chuyển đổi từ công tác theo dõi và đánh giá việc thực hiện kế
hoạch theo phương pháp truyền thống sang phương pháp dựa trên kết quả cần thời gian, nguồn lực và năng lực phù hợp.
- Năng lực của bộ máy và cán bộ kế hoạch ở nhiều tổ chức vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu của công tác theo dõi và đánh giá.
- Hệ thống thông tin, số liệu chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là các số liệu
đánh giá kết quả.
- Chưa xây dựng được hệ thống phương pháp luận thu thập các thông tin số liệu các chỉ số, chỉ tiêu của khung theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả. - Hệ thống trang thiết bị, nguồn tài chính, hệ thống dữ liệu, kỹ năng quản lý, công nghệ tại một số địa phương chưa đủ điều kiện để áp dụng hệ
thống theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả.
Như vậy, để thực hiện, triển khai được Khung theo dõi, đánh giá dựa trên kết quả, cần phải có những giải pháp, kiến nghị.
1. Các kiến nghị, giải pháp thực hiện
Trên cơ sở khung theo dõi đánh giá đã được hoàn chỉnh đã được xây dựng xong tại phần 2, nhóm thực hiện đề tài xin đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để có thể triển khai, đưa nội dung nghiên cứu vào thực hiện như sau: 1.1. Đề nghị Bộ căn cứ vào nội dung nghiên cứu để xây dựng Quyết
định ban hành Khung theo dõi, đánh giá kế hoạch 5 năm của ngành công thương để các đơn vị trực thuộc Bộ có cơ sở, căn cứ thực hiện việc theo dõi,
đánh giá trên từng lĩnh vực hoạt động của ngành.
Thời gian vừa qua, được sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư đã xây dựng được Khung theo dõi, đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010. Năm 2010 là năm cuối cùng thực hiện
và tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện. Có thể nói, đây là những nội dung khá mới mẻ đối với công tác kế hoạch ở Việt Nam, nhưng theo Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, việc thực hiện đã đạt được những thành công nhất định. Thông qua kết quả thực hiện, các cơ quan quản lý theo dõi đã thấy được tồn tại, nguyên nhân và từđó, có chính sách khắc phục kịp thời đểđảm bảo việc thực hiện kế
hoạch đề ra. Theo Bộ Kế hoạch đầu tư, phương pháp này cần được các bộ, ngành nghiên cứu và triển khai thực hiện mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới, 2011-2015. Vì vậy, việc Bộ Công Thương ban hành một Khung theo dõi,
đánh giá riêng cho ngành là việc làm tích cực và thể hiện sự quan tâm, sự
nhanh nhạy, đổi mới trong thực hiện công tác kế hoạch.
1.2. Tích cực phối hợp với Tổng cục thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
trong việc thực hiện Chương trình Đổi mới hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia để nâng cao hơn nữa tính chính xác và cập nhật của các số liệu thống kê, phục vụ cho công tác theo dõi, đánh giá.
Số liệu thống kê đóng vai trò hết sức quan trọng và là yếu tố đầu tiên trong quá trình thực hiện việc theo dõi, đánh giá. Trong Khung theo dõi, đánh giá được xây dựng ở đề tài này, nguyên tắc xây dựng bộ chỉ số là phải định lượng được và định lượng có hiệu quả. Vì vậy, việc thu thập số liệu thống kê chính xác, hiệu quả, có tính cập nhật cao quyết định khả năng thực hiện việc theo dõi, đánh giá theo Khung theo dõi, đánh giá kế hoạch 5 năm ngành công thương.
Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang thực hiện Chương trình Đổi mới hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Vì vậy, các cơ quan chức năng của Bộ cần có sự phối hợp tốt với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xây dựng được bộ
chỉ tiêu tốt cho ngành công thương, tạo nền tảng cho việc thực hiện Khung theo dõi, đánh giá của ngành sau này.
Bên cạnh đó, cần phải phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thống nhất xây dựng phương pháp tính toán, thu thập các thông tin chỉ số/ chỉ tiêu theo dõi và đánh giá của ngành, đảm bảo tính chính xác và kịp thời.
1.3. Nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ cán bộ xây dựng và thực hiện kế hoạch, làm công tác theo dõi, đánh giá.
Trình độ của các cán bộ trực tiếp xây dựng và thực hiện công tác theo dõi, đánh giá có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của Khung theo dõi, đánh giá. Vì vậy, cần phải có cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của các cán bộ thực hiện công việc này. Hiện nay, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư đang xây dựng Nghị định về xây dựng và thực hiện Kế
hoạch hàng năm, 5 năm..., trong đó có nội dung vềđào tạo, bồi dưỡng cán bộ
xây dựng, thực hiện kế hoạch. Đây cũng là cơ sở để Bộ Công Thương theo dõi, cập nhật và có những đề xuất để tạo điều kiện cho các cán bộ xây dựng, thực hiện kế hoạch được tham gia các lớp, các chương trình đào tạo, trước hết do MPI tổ chức. Tiếp đó, có thể nghiên cứu theo hướng chủ động mời các tổ
chức, cá nhân có kinh nghiệm để đào tạo cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác kế hoạch của ngành.
2. Phân công thực hiện
Trên cơ sở Khung theo dõi, đánh giá dựa trên kết quả đã được xây dựng, chúng tôi xin đưa ra Bảng tổng hợp dự kiến phân công theo dõi, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2011-2015 của ngành công thương như sau:
Bảng tổng hợp phân công, theo dõi và đánh giá thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2011-2015 của ngành Công Thương
Bảng tổng hợp này được tổng hợp từ khung theo dõi và đánh giá thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm của ngành Công Thương, được phân công cho các Vụ như sau:
a. Vụ Kế hoạch (hàng năm và 5 năm)
- Giá trị gia tăng ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2015
- Tỷ lệđóng góp của ngành công nghiệp vào tăng trưởng GDP của cả
nước
- Tỷ lệ vốn đầu tư cho ngành công nghiệp so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
- Tỷ lệ vốn đầu tư FDI vào công nghiệp so với tổng vốn FDI
- Tăng trưởng của tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước trong ngành công nghiệp.
- Hiệu quả 1 đồng chi phí (VA công nghiệp/chi phí trung gian) năm 2015 so với năm 2010.
- Tỷ trọng lao động công nghiệp đến năm 2015 trong tổng lao động cả
- Thu nhập bình quân của người lao động trong các nhóm ngành công nghiệp tăng (tạm thời lấy số liệu thu nhập bình quân của các Tổng công ty, doanh nghiệp trực thuộc Bộ);
- Năng suất lao động ngành công nghiệp (giá trị gia tăng/số lao động) tăng 11%/năm
- Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp (công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp khai khoáng; công nghiệp điện, gas, nước)
- Tỷ trọng nhóm những mặt hàng công nghiệp chế biến chủ yếu trong KNXK
b. Vụ Xuất nhập khẩu (Báo cáo hàng năm).
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá.
- Tỷ trọng nhóm những mặt hàng công nghiệp chế biến chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Tỷ trọng hàng tiêu dùng trong cơ cấu hàng nhập khẩu. - Số thị trường mới được mở rộng.
- Số mặt hàng mới có đóng góp lớn vào gia tăng KNXK.
- Kết quả cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
c. Vụ Thị trường trong nước (báo cáo hàng năm)
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ.
- Tỷ lệ người tiêu dùng nhận thức về hàng hóa Việt Nam qua cuộc vận
động chủ trương người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam qua từng năm. - Số tiểu thương và nhân viên bán hàng đã qua đào tạo qua từng năm. - Số lượng trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh tiện lợi
được cải tạo, xây dựng mới hàng năm.
- Số lượng chợ nông thôn, chợ biên giới, chợ trung tâm các huyện được cải tạo, xây mới hàng năm.
- Số lượng sàn giao dịch, trung tâm đấu giá được đầu tư xây dựng qua từng năm.
- Tỷ lệ hàng hoá giao dịch qua sàn giao dịch, trung tâm đấu giá qua từng năm.
d. Vụ Công nghiệp nhẹ (báo cáo hàng năm)
- Danh mục những sản phẩm mới sản xuất trong nước cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.
- Số dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước sử dụng hàng hoá, vật tư, nguyên liệu sản xuất trong nước.
- Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu của các ngành da giày, dệt may
- Số cụm công nghiệp hỗ trợđược xây dựng; Số dự án sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày đi vào hoạt động
- Các chính sách phát triển nguồn nguyên liệu dệt may, da giày được triển khai.
- Các chính sách hỗ trợ cho khâu thiết kế của ngành dệt may, da giày
được triển khai
- Sản lượng quần áo các loại
- Sản lượng sản phẩm giày dép các loại - Sản lượng vải lụa thành phẩm
- Tỷ lệ sử dụng nguyên phụ liệu trong nước của ngành dệt may, da giày.
- Tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường nội địa của ngành dệt may và da giày. - Giá trị tăng thêm của các ngành công nghiệp nhẹ có đóng góp lớn vào