Xây dựng khung logic cho kế hoạch 5 năm 2011-2015 ngành công thương 28

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng khung theo dõi, đánh giá kế hoạch năm năm 2011 -2015 ngành công thương (Trang 30 - 38)

III. XÂY DỰNG HỆ THỐNG MỤC TIÊU ƯU TIÊN CỦA NGÀNH CÔNG

2. Xây dựng khung logic cho kế hoạch 5 năm 2011-2015 ngành công thương 28

công thương

Trên cơ sở các nhiệm vụ và mục tiêu đã được xây dựng tại bản Kế

hoạch 5 năm ngành công thương 2011-2015, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2009, cần thiết phải xác định lại các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Trên cơ sở các hệ thống các mục tiêu, xây dựng khung lôgic để kết nối giữa mục tiêu và hành động (nhưđã trình bày ở trên):

2.1. Xác định mc tiêu tng quát

Mục tiêu của ngành công thương được xây dựng lại để đảm bảo yêu cầu rõ ràng, ngắn gọn, cụ thể, giúp cho việc xác định các chỉ tiêu theo dõi,

đánh giá. Các mục tiêu được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trước hết cho phát triển công nghiệp, sau đó đến các mục tiêu về cơ cấu, đảm bảo môi trường,

đẩy mạnh xuất khẩu và ổn định, hiện đại hoá thị trường nội địa. Cụ thể như

sau:

- Phát triển công nghiệp với tốc độ cao, có chất lượng, là động lực cho phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng giảm mạnh tỷ lệ công nghiệp khai thác, tăng tỷ lệ công nghiệp chế tạo, chế biến, chế tác sản phẩm có giá trị

gia tăng cao.

- Phát triển công nghiệp trên cơ sở thân thiện với môi trường và hạn chếảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

- Phát triển xuất khẩu bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát nhập siêu, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng.

- Ổn định thị trường hàng hoá trong nước, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng thương mại, đa dạng hoá các loại hình và phương thức kinh doanh hiện đại.

2.3. Xác định mc tiêu c th và xây dng khung logic

Trên cơ sở các mục tiêu tổng quát, cần phải cụ thể hoá thành các mục tiêu cụ thể, từđó, xây dựng các hoạt đồng đầu vào và dự kiến những kết quả, tác động để có một khung logic hoàn chỉnh.

Mục tiêu Hoạt động (Đầu vào) Kết quả, Tác động

1. Phát trin công nghip vi tc độ cao, có cht lượng, là động lc cho phát trin kinh tế và quá trình công nghip hoá, hin đại hoá đất nước

1.1. Phát triển công nghiệp với tốc độ cao

Khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển công nghiệp

1.2. Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ

Triển khai xây dựng các khu, cụm công nghiệp hỗ trợ theo quy hoạch được duyệt, trước hết tập trung

- Chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp được cải thiện, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2015 tăng - Tỷ trọng VA công nghiệp trong GDP cả nước tăng.

Mục tiêu Hoạt động (Đầu vào) Kết quả, Tác động

cho dệt may, giầy dép, phụ tùng công nghiệp ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo. 1.3. Xây dựng đội ngũ lao

động cho ngành công nghiệp có trình độ

- Tăng cường đào tạo lao động kỹ thuật và dạy nghề - Đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học - Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, giáo dục và dạy nghề.

- Đáp ứng được nhu cầu lao động lành nghề cho ngành công nghiệp.

- Nâng cao được thu nhập cho người lao động (chỉ tiêu: VA công nghiệp/số lđ trong ngành; so sánh với các ngành khác)

2. Chuyn dch cơ cu ngành theo hướng gim dn t l công nghip khai khoáng, tăng t l công nghip chế biến, chế to, sn phm có giá tr gia tăng cao, đáp ng nhu cu s dng trong nước và xut khu

Tăng cường đầu tư cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch, theo hướng giảm mạnh tỷ lệ công nghiệp khai khoáng trong giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp; tăng tỷ lệ công nghiệp chế biến, chế tạo, chế tác Mục tiêu của một số ngành công nghiệp cụ thể 2.1. Ngành khai thác và chế biến dầu khí: Đảm bảo cung cấp đủ khí, dầu cho các dự án điện, phân bón, công nghiệp và xuất khẩu, phát triển công nghiệp chế biến dầu khí

- Tiếp tục thực hiện các dự án thăm dò đánh giá trữ lượng dầu khí.

- Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia liên doanh góp vốn xây dựng các nhà máy lọc, hóa dầu và được tham gia thị trường phân phối sản phẩm với thị phần nhất định

- Thu hút các công ty kinh doanh sản phẩm dầu khí tham gia liên doanh phát triển các nhà máy lọc dầu để gắn sản xuất với tiêu thụ, điều hòa lợi nhuận giữa sản xuất và kinh

- Kết hợp với cân đối nhập khẩu để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu xăng dầu cho nền kinh tế.

- Cung ứng đủ khí cho các nhà máy điện chạy khí - Công nghiệp chế biến dầu khí phát triển, góp phần vào tăng trưởng kinh tế.

Mục tiêu Hoạt động (Đầu vào) Kết quả, Tác động

doanh. 2.2. Ngành điện: Đáp ứng

ổn định điện cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng

- Ban hành các văn bản triển khai xây dựng thị trường điện cạnh tranh - Đầu tư cho nguồn và lưới điện

- Có phương án dự phòng mua điện của các nước lân cận

- Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng các dự án nguồn điện và các dự án lưới điện phân phối theo các hình thức đầu tư được pháp luật quy định.

- Đảm bảo cung ứng đủ điện cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

- Giá điện được thực hiện điều chỉnh theo lộ trình, có tính đến lợi ích của người nghèo.

2.3. Sản xuất phân bón: Đảm bảo đáp ứng nhu cầu phân bón cho nông nghiệp, tích cực sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm phân bón

- Ban hành các văn bản để kiểm tra, kiểm soát sản xuất kinh doanh phân bón giả, nhập lậu phân bón. - Đẩy mạnh các dự án đầu tư sản xuất phân bón các loại.

Đáp ứng được nhu cầu phân bón của thị trường với chất lượng đảm bảo, cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.

2.4. Ngành cơ khí: Nâng cao trình độ chế tạo thiết bị toàn bộ; tập trung phát triển nhóm ngành cơ khí hỗ trợ, nâng cao giá trị gia tăng của ngành

- Ban hành các chính sách và đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp hỗ trợ cơ khí.

- Tập trung sản xuất thiết bị đồng bộ cho các lĩnh vực bột giấy và giấy, xi măng; điện và dầu khí; công nghiệp chế biến. - Xây dựng một số nhà máy chuyên sản xuất các chi tiết tiêu chuẩn, khuôn mẫu chính xác, vật liệu cắt gọt và gia công áp lực

- Khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước về thiết bị toàn bộ tăng.

- Tỷ lệ sử dụng phụ tùng nội địa của ngành cơ khí tăng, giảm dần mức tăng kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm cơ khí.

- Nhiều doanh nghiệp cơ khí có thể làm tổng thầu cho các dự án của ngành công nghiệp, đặc biệt là bột giấy, dầu khí, xi măng, điện, công nghiệp chế biến khác...

2.5. Ngành thép: Đa dạng hoá các loại sản phẩm thép để đáp ứng cho nhu

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào ngành thép, đặc biệt, đẩy

Đáp ứng được nhu cầu phôi thép cho sản xuất trong nước, giảm dần kim

Mục tiêu Hoạt động (Đầu vào) Kết quả, Tác động

cầu sản xuất và tiêu dùng - Đầu tư phát triển phôi thép để đáp ứng nhu cầu sản xuất thép

mạnh hợp tác với các đối tác nước ngoài để sản xuất gang, phôi thép và thép dẹt và các loại trong nước chưa sản xuất được.

ngạch nhập khẩu và tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành, góp phần vào giảm nhập siêu và ổn định được giá thép trong nước. 2.6. Ngành dệt may, da

giày:

- Mở rộng thị trường trong nước, đi đôi với đẩy mạnh xuất khẩu.

- Tăng cường tỷ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước

Phát triển vùng nguyên liệu; tăng cường đầu tư cho khâu thiết kế; đầu tư thực hiện các dự án sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành; phát triển thị trường trong và ngoài nước

Kim ngạch xuất khẩu tăng; kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu giảm; tỷ lệ nội địa hoá của ngành tăng; sức cạnh tranh của ngành tại thị trường nội địa tăng lên (khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa)

3. Phát triển công nghiệp trên cơ sở thân thiện với môi trường và hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (Vụ Kế hoạch đang thực hiện đề tài nghiên cứu về việc lồng ghép yếu tố phát triển bền vững vào kế hoạch 5 năm của ngành công thương. Vì vậy, nhóm sẽ tiếp thu kết quả của đề tài này đểđưa vào khung theo dõi đánh giá khi chuyển đề tài này thành Quyết định ban hành Khung theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 45 năm 2011-2015 của ngành công thương trong năm 2011) 4. Phát triển xuất khẩu bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát nhập siêu, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng

4.1. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng mặt hàng có giá trị gia tăng cao, có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao, giải quyết nhiều lao động

- Thúc đẩy sự hình thành và phát triển các trung tâm sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu, đặc biệt trong một số lĩnh vực như: dệt may, da giày, sản phẩm nhựa, linh kiện điện tử…

- Thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên, cụ thể là tập trung đầu tư sản xuất các mặt hàng có nhiều tiềm năng và có thị trường xuất khẩu lớn. 4.2. Chủ động mở rộng thị

trường mới, khai thác có hiệu quả thị trường truyền thống, tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất

- Đổi mới công tác tổ chức các chương trình XTTM theo hướng chú trọng vào khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị

- Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng liên tục, ở mức cao. Nhập siêu được hạn chế, tiến tới cân đối xuất nhập khẩu vào năm 2020.

- Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân 2011-2015 đạt hơn 10% - Cơ cấu các mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu

- Số lượng thị trường được mở rộng, thị phần của hàng xuất khẩu Việt Nam tại một số thị trường lớn

Mục tiêu Hoạt động (Đầu vào) Kết quả, Tác động

khẩu trên tất cả các thị trường có sức mua lớn hiện đang chiếm tỷ trọng thấp

trường, giảm bớt các chương trình khảo sát thị trường mang tính nhỏ lẻ - Tập trung các hoạt động XTTM của Nhà nước vào tổ chức các chương trình lớn nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, nhất là các thị trường nhập khẩu lớn - Tiếp tục đàm phán, ký kết các hiệp định mở cửa thị trường, thuận lợi hoá thương mại để thúc đẩy xuất khẩu.

4.3. Phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử, đẩy nhanh các hoạt động thuận lợi hóa thương mại, thương mại phi giấy tờ, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu giảm chi phí giao dịch

- Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích và kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng các ngành sản xuất và tiêu dùng chính. - Cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan đến hoạt động SXKD theo đúng các cam kết quốc tế về thương mại không giấy tờ. - Phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ thương mại điện tử. - Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu để tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

- Tất cả doanh nghiệp lớn tiến hành giao dịch thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp.

- Tất cả doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành giao dịch thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp với người tiêu dùng.

- Bước đầu hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng.

- Phần lớn dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh được cung cấp trực tuyến. - Chi phí giao dịch xuất khẩu hàng hoá ngày càng giảm

4.4. Đảm bảo ổn định nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất trong nước và làm hàng

- Xây dựng và ban hành các công cụ quản lý và kiểm soát nhập khẩu có hiệu quả, chú trọng xây

- Cơ cấu các mặt hàng trong tổng kim ngạch nhập khẩu

Mục tiêu Hoạt động (Đầu vào) Kết quả, Tác động

xuất khẩu. Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất được và các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu.

dựng và sử dụng hợp lý các rào cản kỹ thuật.

- Tập trung đầu tư sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm khuyến khích người tiêu dùng, các nhà thầu, các dự án đầu tư lựa chọn hàng hóa, nguyên liệu, vật tư sản xuất trong nước, giảm nhập khẩu

- Nhập siêu chiếm dưới 15% tổng kim ngạch xuất khẩu.

5. Ổn định thị trường hàng hoá trong nước, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng thương mại, đa dạng hoá các loại hình và phương thức kinh doanh hiện đại.

5.1. Bảo đảm cân đối cung cầu những mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế thỏa mãn nhu cầu nhiều mặt hàng tiêu dùng cho nhân dân

- Đẩy mạnh các dự án đầu tư sản xuất các mặt hàng thiết yếu hiện trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ: xăng dầu, phân bón, - Dự báo cân đối cung cầu hàng năm sát với thực tiễn để đảm bảo đáp ứng nhu cầu, không để xảy ra sốt giá, thiếu hàng.

Đáp ứng đủ các mặt hàng thiết yếu, góp phần kiểm soát lạm phát

5.2. Phát triển hệ thống phân phối gắn với hệ thống sản xuất các mặt hàng quan trọng, thiết yếu. Đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa kết cấu hạ tầng thương mại; chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi tại các thành phố và thị xã thuộc tỉnh

Hoàn thiện quy hoạch hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu gắn với hệ thống sản xuất.

- Nghiên cứu, ban hành các chính sách hỗ trợ hoặc khuyến khích các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tham gia vào các chuỗi cửa hàng phân phối uy tín trong nước theo kiểu phương thức đại lý hoặc nhượng quyền kinh doanh, từng bước chuyển đổi hoạt động kinh doanh của các hộ cá thể

- Hệ thống phân phối văn minh, hiện đại

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng trưởng 25%/năm

Mục tiêu Hoạt động (Đầu vào) Kết quả, Tác động

theo hướng văn minh, hiện đại, ổn định lâu dài; Có chính sách xã hội hoá trong xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại.

- Đầu tư, nâng cấp, cải tạo chợ nông thôn, phát triển chợ biên giới, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, chợ Trung tâm các huyện. 5.3. Đa dạng hoá các loại

hình và phương thức kinh doanh hiện đại

Đầu tư phát triển sàn giao dịch, trung tâm đấu giá, nhượng quyền kinh doanh, thương mại điện tử

Tỷ lệ hàng hoá giao dịch qua sàn giao dịch, trung tâm đấu giá ngày càng gia tăng.

5.4. Kiểm tra, kiểm soát thị trường kiên quyết chống các hành vi gian lận thương mại, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường. - Hoàn thiện khung pháp lý trong việc xử phạt đối với các hành vi gian lận thương mại

Môi trường kinh doanh lành mạnh hơn, các hành vi gian lận trong thương mại ngày càng giảm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng khung theo dõi, đánh giá kế hoạch năm năm 2011 -2015 ngành công thương (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)