3.2.1. Nâng cao nhận thức về thực hiện chính sách xã hội
Chính sách xã hội là chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội của đời sống con ngƣời. Đầu tƣ cho xã hội thông qua các CSXH là đầu tƣ cho sự phát triển, trƣớc hết là phát triển kinh tế, và cùng với phát triển kinh tế là phát triển xã hội để phát triển con ngƣời. Quan điểm này đã xác lập những định hƣớng cơ bản của CSXH, lấy con ngƣời làm điểm xuất phát, làm mục tiêu, coi con ngƣời là vấn đề trung tâm của mọi CSXH.
Qua thực tiễn thực hiện CSXH của huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ cho thấy, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò CSXH của Đảng, Nhà nƣớc cho cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc trong huyện là nhân tố hàng đầu quyết định hiệu quả CSXH của Đảng. Cần phải nêu cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác CSXH hiểu đúng vị trí, vai trò của CSXH để tuyên truyền, hƣớng dẫn ngƣời dân thực hiện cho đúng. Ngƣợc lại, chính sự lạc hậu về nhận thức, thiếu sự hiểu biết về chủ trƣơng, chính sách của Đảng, tinh thần trách nhiệm và năng lực thực tiễn của cán bộ, đảng viên, tƣ tƣởng trông chờ ỷ lại là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lƣợng thực hiện CSXH yếu kém. Từ nhận thức đúng về vị trí, vai trò của CSXH trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, ngƣời cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động làm cho đồng bào hiểu rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và của tỉnh, thấy rõ tính ƣu việt của đƣờng lối, chính sách.
+ Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền về CSXH qua hệ thống phát thanh, truyền hình, báo chí, tờ rơi, áp phích, hội nghị, hội thảo và các hoạt động văn hóa văn nghệ với các chủ đề về thực hiện CSXH nhƣ: vấn đề XĐGN, GQVL, chính sách với ngƣời có công phù hợp tâm lý, tập quán của ngƣời dân, của các dân tộc ở các vùng nhằm nâng cao nhận thức và xây dựng ý chí quyết tâm vƣợt nghèo, vƣơn lên thoát nghèo bền vững.
+ Các cơ quan truyền thanh, truyền hình phải thiết lập chuyên đề cụ thể trong các nội dung tuyên truyền về CSXH nhƣ: chính sách XĐGN, GQVL, chính sách với ngƣời có công và đƣa vào thành nội dung chƣơng trình hoạt động thƣờng xuyên.
+ Các địa phƣơng trong huyện phải chủ động sử dụng các kênh thông tin, phát hiện các điển hình tiên tiến để tuyên truyền và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau.
Từ đó, tạo sự đồng thuận cao, ý thức tự giác chấp hành và thực hiện tốt mọi chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Đồng thời động viên nhân dân phát huy truyền thống yêu nƣớc, hăng hái tham gia công cuộc đổi mới đất nƣớc, làm tròn nghĩa vụ công dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giúp đồng bào ổn định đời sống vật chất, có điều kiện thuận lợi tiếp cận và hiểu biết chính sách, pháp luật, để không bị kẻ xấu lôi kéo, lừa gạt.
Hơn nữa, làm cho ngƣời dân các huyện miền núi thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện CSXH trên địa bàn, tránh tình trạng ỷ lại, trông chờ vào các nguồn viện trợ của Trung ƣơng và các cấp. Khắc phục tâm lý này không chỉ đối với dân chúng, mà trƣớc hết đối với đội ngũ cán bộ ở địa phƣơng các xã đặc biệt khó khăn. Phải làm cho các xã miền núi tự chủ, tự lực vƣơn lên; các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ ở nơi đây, nhất là các tổ chức đảng và chính quyền, các cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các xã miền núi phải chịu trách nhiệm trƣớc dân về cuộc sống của dân, phải đầu tƣ trí tuệ, sức lực vào việc tìm tòi các biện pháp thiết thực nhất, huy động lực lƣợng và các nguồn lực tại chỗ, theo chức trách và thẩm quyền giải quyết các vấn đề bức xúc tại địa phƣơng, cơ sở của mình, sử dụng hiệu quả nhất các nguồn viện trợ của cấp trên, các nguồn tƣơng trợ, giúp đỡ của các ngành, các địa phƣơng kết nghĩa để lo cho dân, không để dân đói, dân rét, dân đau ốm, dân thất học, mù chữ.
Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền là nhân tố quyết định chất lƣợng và hiệu quả của việc thực hiện chính sách CSXH nói chung và chính sách XĐGN, GQVL, chính sách với ngƣời có công nói riêng. Chính vì vậy, Đảng bộ, chi bộ Đảng Mặt trận Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cơ sở phải là nòng cốt trong chỉ đạo thực hiện công tác CSXH, chỉ đạo sát sao các hoạt động CSXH cấp mình quản lý, tổ chức thực hiện có hiệu quả các dự án, chƣơng trình XĐGN, GQVL, chính sách với ngƣời có công trên địa bàn huyện.
Các tổ chức, cán bộ tham gia thực hiện chính sách XĐGN, GQVL, chính sách với ngƣời có công cần phải nâng cao năng lực chỉ đạo và triển khai thực hiện phù hợp với địa bàn khu dân cƣ. Đặc biệt, ở cấp cơ sở đội ngũ cán bộ, đảng viên cần phải nhận thức đúng đắn, nêu cao vai trò, trách nhiệm đối với việc thực hiện công tác XĐGN, GQVL, chính sách với ngƣời có công.
Cần trang bị, bổ sung nghiệp vụ cơ bản cho đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN, GQVL, chính sách với ngƣời có công ở cơ sở. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác cho đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN, GQVL, chính sách với ngƣời có công của các cấp từ huyện đến thôn, bản, khu phố và cán bộ một số hội, đoàn thể và công đồng nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm để triển khai thực hiện tốt công tác giảm nghèo.
Tổ chức tham quan, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phƣơng; tổ chức các hội nghị về công tác cho đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN, GQVL, chính sách với ngƣời có công.
Phối hợp tổ chức lồng ghép với các chƣơng trình khác có liên quan để tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp tại cơ sở nhằm thực hiện đối thoại chính sách, xác định nhu cầu và năng lực tham gia của ngƣời dân.
Để thực hiện các giải pháp hỗ trợ về việc làm phù hợp với hoàn cảnh của các hộ giúp các hộ thoát nghèo, các cấp, các ngành cùng cấp tiến hành rà soát, phân công các cơ quan, đơn vị, tổ chức phụ trách giúp đỡ các hộ và vận động cộng đồng nhân dân tham gia giúp đỡ các hộ trong lao động sản xuất và đời sống. Đồng thời gắn các phong trào phát triển kinh tế - xã hội gắn với các phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cƣ”, “XĐGN”. Đặc biệt nâng cao nhận thức cho mỗi thành viên trong gia đình đến tuổi lao động có ý thức lao động, tự tìm kiếm việc làm, cùng với gia đình, tổ chức doanh nghiệp tạo việc làm và nâng cao thu nhập, nâng cao ý thức tổ
chức kỷ luật, đạo đức lối sống, nâng cao tay nghề và kỹ năng làm việc, yêu lao động.
Qua đó, củng cố niềm tin, tăng cƣờng mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Chính quyền với nhân dân các dân tộc trong huyện, tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các mục tiêu CSXH.
3.2.2. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách thực hiện chính sách xã hội
- Hoàn thiện công tác chỉ đạo, điều hành thực thi chính sách. Do đặc điểm huyện Cẩm Khê là địa phƣơng có kinh tế - xã hội kém phát triển, kết cấu hạ tầng còn lạc hậu, trình độ nhận thức của ngƣời dân còn hạn chế, đội ngũ cán bộ vừa yếu vừa thiếu… Do vậy, trong quá trình lãnh đạo thực hiện CSXH, huyện Cẩm Khê cần phải xác định rõ định hƣớng phát triển của vùng, miền. Đồng thời, tập trung nguồn lực để đầu tƣ cho phát triển các xã miền núi, đặc biệt là 26 xã đặc biệt khó khăn.
Nội dung lãnh đạo của huyện Cẩm Khê không dừng lại ở việc xác định tƣ tƣởng, quan điểm của mỗi vấn đề mà đã cụ thể hóa, vận dụng một cách sáng tạo nghị quyết của Trung ƣơng, của tỉnh thành mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp lớn của địa phƣơng sát hợp với tình hình thực tế của huyện. Đồng thời, huyện Cẩm Khê cần phải ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho các xã miền núi phát huy nội lực, huy động mọi nguồn lực cho thực hiện CSXH.
Không chỉ dừng lại ở nhận thức mà trong quá trình tổ chức thực hiện phải quán triệt theo phƣơng châm: thiết thực, cụ thể, hữu ích, toàn dụng, làm cho ngƣời dân trên địa bàn huyện thông qua thực hiện CSXH để vƣơn lên phát triển theo hƣớng bền vững. Phải bám sát thực tế, giải quyết đúng những vấn đề bức xúc, cần thiết của ngƣời dân, do đó CSXH phải đáp ứng đúng yêu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của dân, tức là hợp lòng dân, thuận ý dân, đƣợc dân ủng hộ. Đồng thời, phải rõ ràng minh bạch, hợp với
đặc điểm tƣ duy, tâm lý của các dân tộc trên địa bàn miền núi, hợp với trình độ nhận thức, dân trí của đồng bào các dân tộc, miền núi.
Chính sách xã hội hữu ích là phải đem lại cái lợi, cái có ích cho cuộc sống hàng ngày của dân nhƣ cơm ăn, áo mặc, nhà ở, điện thắp sáng, trẻ em có chỗ học, ngƣời già, phụ nữ có thuốc chữa bệnh. Mọi nguồn lực đầu tƣ phải đƣợc sử dụng, tận dụng vào phục vụ an sinh xã hội, phát triển miền núi, tránh tình trạng xâm phạm, chiếm đoạt bởi sự tham nhũng, lãng phí. Trên cơ sở đó, lãnh đạo kiểm tra các tổ chức Đảng, các cơ quan chính quyền và đoàn thể địa phƣơng, tổ chức vận động quần chúng thực hiện các nghị quyết của Đảng, đồng thời qua đó đề xuất với Trung ƣơng hoàn chỉnh đƣờng lối, chính sách trong tình hình mới.
- Đảng bộ, HĐND, UBND huyện phải nghiên cứu hoặc đề xuất ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho các xã phát huy nội lực, huy động mọi nguồn lực cho thực hiện CSXH.
Phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội huyện Cẩm Khê cũng phải tham mƣu cho UBND huyện trong quá trình lãnh chỉ đạo việc thực hiện chính sách cần phải sửa đổi những sai sót, những quy định không còn phù hợp với đặc điểm ngƣời có công trên địa bàn huyện.
Phải bám sát thực tế, giải quyết đúng những vấn đề bức xúc, cần thiết của ngƣời dân, do đó CSXH phải đáp ứng đúng yêu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của dân, tức là hợp lòng dân, thuận ý dân, đƣợc dân ủng hộ. Đồng thời, phải rõ ràng minh bạch, hợp với đặc điểm tƣ duy tâm lý của các dân tộc trên địa bàn miền núi, hợp với trình độ nhận thức, dân trí của đồng bào các xã dân tộc, miền núi.
Trên cơ sở đó, lãnh đạo kiểm tra các tổ chức Đảng, các cơ quan chính quyền và đoàn thể địa phƣơng, tổ chức vận động quần chúng thực hiện các Nghị quyết của Đảng, đồng thời qua đó đề xuất với Trung ƣơng hoàn chỉnh đƣờng lối, chính sách trong tình hình mới.
Bổ sung ban hành một số chính sách mới của tỉnh nhƣ: Bổ sung, mở rộng thêm đối tƣợng đƣợc hƣởng chế độ hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại khi đi khám, chữa bệnh cho các đối tƣợng thuộc hộ nghèo đƣợc quy định tại Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ về khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo. Cụ thể:
Hỗ trợ tiền ăn cho các đối tƣợng khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nƣớc từ tuyến huyện trở lên mức tối thiểu 3% mức lƣơng tối thiểu chung/ngƣời bệnh/ngày.
Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển viện cho các đối tƣợng khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nƣớc từ tuyến huyện trở lên, các trƣờng hợp cấp cứu tử vong hoặc bện quá nặng và ngƣời nhà có nguyện vọng đƣa về nhà nhƣng không đƣợc bảo hiểm y tế hỗ trợ. Cần có chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo, nghiên cứu việc kéo dài tời gian thụ hƣởng chính sách đối với hộ mới thoát nghèo để bảo đảm giảm nghèo bền vững.
Tổ chức lồng ghép các chính sách, chƣơng trình dự án để thực hiện mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Thƣờng xuyên kiểm tra, bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu khối lƣợng nhiệm vụ các chính sách và chƣơng trình giảm nghèo đã dƣợc phê duyệt cho cả giai đoạn và hàng năm. Trên cơ sở đó, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện trên địa bàn huyện và báo cáo cấp trên những nội dung cần điều chỉnh cho phù hợp.
Đối với các xã, thị trấn cần phải báo cáo kịp thời lên cấp trên những tồn tại vƣớng mắc trong quá trình thực hiện chính sách. Đồng thời, trình lên cấp trên những giải pháp đổi mới hoàn thiện chính sách nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong thực hiện chính sách tại cơ sở.
Bổ sung các chính sách việc làm mới, trong đó đặc biệt chú ý phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong các ngành, lĩnh vực quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả tăng trƣởng kinh tế cao của địa bàn. Cụ thể việc sử dụng các loại phƣơng tiện máy móc phƣơng tiện và ứng dụng các thành tựu khoa học vào trong sản xuất nông nghiệp, khai thác tốt đội ngũ lao động từ nƣớc ngoài trở về nƣớc sau khi kết thúc hợp đồng lao động ở nƣớc ngoài.
Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng ƣu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm, chính sách hỗ trợ học nghề, hỗ trợ ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng, ƣu tiên cho ngƣời nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn.
Tiếp tục xây dựng chiến lƣợc, các chƣơng trình, đề án về việc làm và dạy nghề, khẩn trƣơng nghiên cứu xây dựng chƣơng trình việc làm cho ngƣời thất nghiệp, thiếu việc làm. Các chƣơng trình, đề án phải dƣợc xây dựng trên cơ sở phù hợp đặc điểm phong tục tập quán, đặc điểm, tâm tƣ, nguyện vọng của ngƣời dân trên địa bàn huyện.
3.2.3. Tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách
Đối với Việt Nam, một giải pháp quan trọng đƣợc đề ra từ chính quá trình hoạch định và thực thi CSXH của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ XĐGN, giải quyết việc làm, phát triển sự nghiệp GD-ĐT, công tác y tế, ƣu đãi NCCVCM... là phải tiến hành theo phƣơng châm xã hội hoá, đa dạng hoá các nguồn lực xã hội nhằm tạo sự đồng thuận, chia sẻ cộng đồng trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, đúng với tƣ tƣởng "đem tài dân, sức
dân, của dân để làm lợi cho dân" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đa dạng hoá các nguồn lực xã hội trong việc thực hiện CSXH là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào quá
trình giải quyết các vấn đề xã hội nhằm từng bƣớc nâng cao mức hƣởng thụ về vật chất, tinh thần và về thể chất của nhân dân. Với ý nghĩa đó, đa dạng hoá các nguồn lực cho quá trình thực hiện CSXH là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trƣờng kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá của cả nƣớc và ở mỗi địa phƣơng, đây là cộng đồng trách nhiệm của đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và của từng ngƣời dân.
Đối với cấp huyện, công tác CSXH phải đƣợc xã hội hóa, coi đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của chính bản thân ngƣời dân và