huyện ẩm Khê
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
Huyện Cẩm Khê là một trong 13 đơn vị hành chính, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ. Với địa hình bán sơn địa, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, miền đất hiền hòa này đƣợc hình thành bởi hai vùng khá rõ rệt: vùng đồi núi và ven sông.
Với tổng diện tích tự nhiên là 23.425ha, chiều dài của huyện là 45km, chiều rộng trung bình 4 km, Cẩm Khê tiếp giáp với huyện Thanh Ba về phía đông với danh giới là dòng sông Thao quanh năm nƣớc đỏ phù sa; giáp huyện Yên Lập về phía Tây, ranh giới là dãy núi vòng cung thuộc dãy Hoàng Liên Sơn chạy dọc từ Tây Bắc xuống Đông Nam; phía Nam giáp huyện Tam Nông, ranh giới là dòng sông Bứa chảy từ Tây sang Đông đổ ra sông Thao; phía Bắc tiếp giáp với huyện Hạ Hòa, ranh giới là ngòi Giành - một chi lƣu nhỏ của dòng sông Thao.
Cẩm Khê có cảnh quan đặc thù của vùng trung du miền núi gắn với những đặc trƣng của vùng “văn minh sông Hồng". Theo các tài liệu địa lý - địa chất, có thể khẳng định nơi đây là vùng đất cổ, có kiến tạo địa chất khá đa dạng với nhiều loại đất và thổ nhƣỡng khác nhau. Trải qua hàng nghìn năm, dƣới bàn tay khai khẩn, cải tạo của nhiều thế hệ ngƣời Cẩm Khê, vùng đất vốn hoang vu này ngày càng trở nên trù phú, ẩn chứa trong mình nhiều tiềm năng và sự phát triển.
Ngành sản xuất chính của ngƣời dân Cẩm Khê là làm ruộng, trong đó chủ yếu là sản xuất lúa nƣớc và trồng rau màu. Trên dải đất Cẩm Khê, có
hàng trăm cánh đồng lớn nhỏ cùng nhiều triền ruộng bậc thang chạy theo các chân đồi, ngách dộc. Điển hình là những cánh đồng lớn, đƣợc xem nhƣ "vựa thóc của Cẩm Khê" nhƣ cánh đồng Ba thuộc địa bàn các xã Tuy Lộc, Phƣơng Xá, Đồng Cam; đồng Láng Chƣơng thuộc các xã Văn Khúc, Chƣơng Xá, Tình Cƣơng, Phú Lạc, Hiền Đa... Đến nay trên 80% diện tích đất ruộng ở Cẩm Khê đã đƣa máy cày, máy bừa vào làm đất. Do đó, mặc dù diện tích đất lúa ngày càng bị thu hẹp để nhƣờng chỗ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhƣng tổng sản lƣợng lúa trong huyện vẫn đảm bảo vững chắc nhu cầu lƣơng thực trên địa bàn.
Cũng xuất phát từ những tiềm năng đƣợc thiên nhiên ban tặng, một bộ phận ngƣời dân Cẩm Khê có thêm nhiều nghề thủ công đƣợc duy trì từ lâu đời. Điển hình nhƣ: làm mộc, làm nón, mây tre đan, rèn, làm gạch ngói, sản xuất vôi, thợ xây dựng ... Các nghề thủ công trên hầu hết đƣợc hình thành trên đất Cẩm Khê từ bốn trăm đến năm trăm năm.
Dân cư và truyền thống văn hóa - xã hội
Với tổng dân số 128.879 ngƣời, hiện nay Cẩm Khê là một trong những huyện có số dân đông nhất tỉnh Phú Thọ. Nhìn lại quá trình hình thành dân cƣ ở Cẩm Khê cũng có những nét đặc trƣng lịch sử riêng. Theo các tài liệu khoa học của ngành khảo cổ, cách đây trên một vạn năm, vùng đất Cẩm Khê đã có ngƣời Việt cổ sinh sống, bằng chứng là những di vật thuộc nền văn hóa đồ đá cũ Sơn Vi phát hiện đƣợc ở xã Điêu Lƣơng. Trải qua nhiều thiên niên kỷ, trên vùng đất lịch sử này liên tục có các cộng đồng ngƣời sinh tụ, cƣ dân đông đúc dần lên.
Cơ cấu dân tộc trong cƣ dân ở Cẩm Khê từ xa xƣa đến nay chủ yếu là ngƣời kinh. Đến năm 2015 huyện Cẩm Khê có khoảng hơn 800 ngƣời dân tộc thiểu số (Mƣờng, Dao, Tày, Nùng...). Đời sống kinh tế gắn liền với tập quán sinh hoạt của cƣ dân Cẩm Khê đƣợc tiếp nối từ đời này qua đời khác. Nhìn
chung trong các tập quán sinh hoạt thƣờng ngày, đại bộ phận cƣ dân Cẩm Khê, dù ở vùng nào trong huyện cũng có nét tƣơng đồng chung.
Thờ cúng tổ tiên là một phong tục truyền đời mang tính nhân văn sâu sắc, đƣợc thể hiện phổ biến trong mọi gia đình để qua đó tỏ lòng biết ơn công đức tổ tiên. Ben cạnh đó, cƣ dân Cẩm Khê luôn trân trọng, tôn thờ ngƣời có công với làng với nƣớc. Đạo lý đó đƣợc thể hiện dƣới hình thức mang tính cộng đồng với nghi thức phong phú, trang nghiêm tại các hội đình làng hàng năm; trƣớc đây, gần nhƣ làng nào cũng có đình. Trên địa bàn Cẩm Khê hiện nay còn hàng chục ngôi đình cổ kính, đƣợc công nhận là những di tích lịch sử, văn hoá, tiêu biểu nhƣ: Đình Thổ Khối - xã Phƣơng Xá; Đình Phƣơng Xá - xã Phƣơng Xá; Đình Trình Khúc - xã Văn Khúc; Đình Hội - xã Tuy Lộc; Đình Hạ Khê - xã Phƣơng Xá…Đa số Lễ hội đình làng ở Cẩm Khê đƣợc tổ chức vào tháng giêng, tháng hai hàng năm và đều mang một ý nghĩa chung là tôn thờ những bậc "thánh nhân" linh thiêng cao cả và là điểm nhấn cho hoạt động văn hóa tâm linh của cộng đồng và mỗi ngƣời. Về cách thức tổ chức lễ hội đều mang đậm dấu ấn trong nếp sống của cƣ dân nông nghiệp vùng trung du miền núi. Sự đa dạng trong thống nhất ấy đã tạo cho không khí mùa xuân hàng năm ở Cẩm Khê từ ngàn xƣa đến nay mang đậm âm hƣởng của mùa lễ hội.
Đạo Thiên Chúa giáo đƣợc du nhập vào Cẩm Khê từ cuối thế kỷ XIX, hiện nay trên địa bàn Cẩm Khê có 6 Hội đồng giáo xứ với 20 nhà thờ, 20 Ban hành giáo, tổng số gần 33 nghìn giáo dân, chiếm gần 26% dân số trong huyện và là huyện có số giáo dân đông nhất tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh một số xã, một số làng công giáo toàn tòng, thì ở nhiều xã, đồng bào giáo, lƣơng sống xen kẽ bên nhau. Sự gắn kết đã tạo nên quan hệ đoàn kết nhƣ một truyền thống cao đẹp xuyên suốt lịch sử Cẩm Khê. Do các điều kiện địa lý, tự nhiên và lịch sử, các mối quan hệ dòng họ, làng xã đã cố kết cộng đồng dân cƣ ở Cẩm Khê một
cách tự nhiên. Tính công bằng, nhân ái "Thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân", không phân biệt tôn giáo còn thể hiện khá đậm nét trong đời sống của những ngƣời nông dân từng chung sức, chung lòng chế ngự thiên nhiên, chống giặc giã xâm lƣợc.
Phật giáo ở Cẩm Khê, đến năm 2015 trên địa bàn huyện có 34 ngôi chùa, trong đó có nhiều ngôi chùa cổ kính đƣợc xây dựng từ thế kỷ XVII - XVIII với kỹ thuật kiến trúc cầu kỳ và đƣợc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh, nhƣ chùa Khánh Long và chùa Thổ Khối (xã Phƣơng Xá), chùa Sơn Cƣơng (xã Sai Nga), chùa Hiền Đa (xã Hiền Đa)... Riêng chùa Khánh Long hiện còn lƣu giữ hầu hết các pho tƣợng cổ, đƣợc sắp xếp theo triết lý đạo phật mà ngƣời đời rất đỗi tôn thờ. Bên cạnh đó, còn có hàng chục ngôi chùa mới đƣợc khôi phục, tôn tạo trên nền móng cũ.
Truyền thống hiếu học luôn là niềm tự hào và không ngừng đƣợc ngƣời dân Cẩm Khê nuôi dƣỡng, vun đắp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vào những năm 60-70 của thế kỷ XX, trong làng văn nghệ dân gian của tỉnh Phú Thọ nói chung, huyện Cẩm Khê nói riêng đã xuất hiện nhà thơ Bút Tre mà các nhà nghiên cứu văn hóa văn nghệ đánh giá là "hiện tƣợng thơ Bút Tre" với sức lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Nối tiếp truyền thống hiếu học rất đáng tự hào đó, ngày nay, danh sách, tên tuổi những tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân khoa học đã không ngừng đƣợc các thế hệ cháu con nối dài một cách đầy thuyết phục. Đến nay, quê hƣơng Cẩm Khê giàu truyền thống hiếu học đã có hàng trăm ngƣời con có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và hàng ngàn cử nhân khoa học thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, công tác trên mọi miền của đất nƣớc.
Những truyền thống tốt đẹp trên là nền tảng, cơ sở quan trọng để Cẩm Khê sớm tiếp nhận ánh sáng cách mạng, trở thành cái nôi ra đời cơ sở Đảng đầu tiên của tỉnh Phú Thọ.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, huyện Cẩm Khê cũng gặp phải những khó khăn cơ bản: Do đặc thù là một tỉnh miền núi trung du nên địa hình phức tạp, đất đai bị chia cắt, địa hình vùng núi cao không có khả năng trữ nƣớc. Địa hình thung lũng phân bố dọc theo các con sông, tạo thành các bãi bồi thuận lợi cho việc trồng cây nông nghiệp và hoa màu, tuy nhiên kiểu địa hình này thƣờng bị ngập nƣớc vào mùa mƣa lũ. Địa hình chia cắt phức tạp và những yếu tố bất lợi của thiên nhiên nhƣ lũ lụt gây khó khăn, tốn kém trong xây dựng các công trình thuỷ lợi. Nguồn nƣớc phân bố không đồng đều về không gian và thời gian, về mùa kiệt nguồn nƣớc hạn chế gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, mùa mƣa vào tháng có lƣợng mƣa lớn với địa hình dốc thƣờng gây nên hiện tƣợng lũ quét gây thiệt hại cho hoa màu và tài sản của nhân dân. Hạn chế lớn nhất là lƣợng nƣớc mặt mùa khô ít, tuy mức độ không đến mức trầm trọng nhƣng cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống. Những tháng đầu mùa mƣa chất lƣợng nƣớc mặt, nƣớc ngầm tầng nông không ổn định, độ đục lớn, có nhiều chất hữu cơ do quá trình rửa trôi các chất trên bề mặt. Về kinh tế vẫn còn một số hạn chế yếu kém đó là quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ bé, năng lực cạnh tranh thấp; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa còn chậm. Văn hóa xã hội còn một số vấn đề bức xúc chƣa đƣợc giải quyết kịp thời, tỷ lệ đói nghèo còn cao.
Với đặc điểm nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có một nét văn hoá riêng, cùng với điều kiện tự nhiên không thuận lợi cũng là một trong những khó khăn trong vấn đề tuyên truyền để ngƣời dân hiểu và thực hiện các chủ trƣơng chính sách của Đảng nói chung và CSXH nói riêng. Phát triển kinh tế còn chậm, đời sống ngƣời rất hết sức khó khăn dẫn đến việc khó tiếp cận và thực hiện các CSXH.
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách xã hội ở huyện ẩm Khê
2.2.1. Chính sách xoá đói giảm nghèo
Chính sách XĐGN là tổng thể các quan điểm, tƣ tƣởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nƣớc sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói, thực hiện mục tiêu XĐGN, từ đó xây dựng một xã hội giàu đẹp.
Nghèo đói là một vấn đề mang tính toàn cầu đang đƣợc Chính phủ các quốc gia trên thế giới quan tâm. Không chỉ các nƣớc nghèo đang phát triển, mà cả các nƣớc phát triển cũng còn một bộ phận dân cƣ nghèo đói, giải pháp về xóa đói, giảm nghèo đang đƣợc nhiều nhà khoa học, các nhà lãnh đạo quản lý nghiên cứu, tìm cách tháo gỡ.
Đối với Việt Nam, vấn đề XĐGN càng trở nên hết sức quan trọng trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6/1991), Đảng ta đã đề ra chủ trƣơng XĐGN. Đây là một chủ trƣơng, quyết sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Chủ trƣơng này của Đảng ta phù hợp với lòng dân, đƣợc đông đảo nhân dân ủng hộ nên chỉ trong thời gian ngắn, XĐGN đã trở thành phong trào sâu rộng ở tất cả các địa phƣơng trong cả nƣớc, tạo đƣợc phƣơng pháp thay đổi tƣ duy, cách thức làm giàu, tạo cơ hội bình đẳng cho sự sáng tạo để làm giàu. Với sự cố gắng nỗ lực, Việt Nam là một quốc gia đƣợc Liên hiệp quốc và nhiều quốc gia khác trên thế giới công nhận là nƣớc có nhiều sáng kiến kinh nghiệm và làm tốt công tác XĐGN trong những năm qua.
Phú Thọ nói chung và huyện Cẩm Khê nói riêng là huyện miền núi phía Bắc, có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng, đời sống nhân dân còn hết sức khó khăn, năng suất lao động thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao. Chính vì vậy, huyện Cẩm Khê luôn xác định công tác XĐGN là chủ trƣơng
lớn của Đảng và Nhà nƣớc nhằm cải thiện đời sống vật chất cho ngƣời nghèo, trong đó công tác GQVL cho ngƣời lao động đƣợc coi là then chốt nhằm tăng thu nhập cho ngƣời lao động góp phần XĐGN, dần thu hẹp khoảng cánh về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và các dân tộc, nhóm dân cƣ. Chính vì vậy, công tác chỉ đạo thực hiện chƣơng trình XĐGN và GQVL cho ngƣời lao động luôn đƣợc các cấp, ngành từ huyện đến các xã, thị trấn quan tâm triển khai quyết liệt.
Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ, UBND huyện đã ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện cơ chế, chính sách, chƣơng trình giảm nghèo, GQVL và XKLĐ đến các ban ngành từ huyện đến các xã, thị trấn. UBND huyện giao cho phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội là cơ quan thƣờng trực của huyện thực hiện công tác tham mƣu, phối hợp với các phòng chuyên môn của huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn, đồng thời tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện các chính sách và Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, GQVL và XKLĐ trong những năm qua. Trong đó tiêu biểu là:
Nghị quyết 100/2007/NQ-HĐND, ngày 31 tháng 5 năm 2007 của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Phú Thọ về Chƣơng trình giảm nghèo tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010; Nghị quyết 09/2006/NQ-HĐND ngày 27 tháng 12 năm 2006 của HĐND huyện Cẩm Khê về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐND ngày 27 tháng 3 năm 2007 của HĐND huyện Cẩm Khê về việc phê duyệt chƣơng trình XĐGN đến 2010 huyện Cẩm Khê.
Qua đó, cho thấy công tác XĐGN luôn đƣợc cấp ủy Đảng, chính quyền huyện xác định là một trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo. Vì vậy, UBND huyện chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hƣớng đa dạng hoá ngành nghề trong nông thôn, gắn sản xuất hàng hoá với thị
trƣờng tiêu thụ sản phẩm, củng cố và mở rộng nâng cao hiệu quả hệ thống khuyến nông, ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ về giống, thâm canh, trồng trọt, chăn nuôi và bảo vệ môi trƣờng, giúp nông dân nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất. Các chƣơng trình giao thông nông thôn, văn hoá xã hội, y tế, giáo dục, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội đã và đang phát huy tác dụng góp phần xoá đói giảm nghèo.
Theo số liệu của phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội, năm 2006 huyện Cẩm Khê có 29.273 hộ, trong đó có 9.667 hộ nghèo chiếm 33,02%, hộ cận nghèo 4.856, chiếm 16,58%. Tính đến tháng 30/9/2015, toàn huyện có 38.315 hộ, hộ nghèo là 5.945 hộ chiếm 15,52%, hộ cận nghèo là 5.985 hộ chiếm 15,62%. Số hộ nghèo trong giai đoạn 2006-2015 thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 2.1: Số hộ nghèo trong giai đoạn 2006-2015
TT Năm Tổng số hộ Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tổng số hộ cận nghèo Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) 1 2006 29.273 9.667 33,02 4.856 16,58 2 2007 29.545 9.137 30,92 4.725 15,99 3 2008 30.413 9.030 29,69 4.925 16,19 4 2009 31.124 8.375 26,90 5.015 16,11 5 2010 32.525 8.120 24,96 5.112 15,71 6 2011 33.726 10.317 30,59 5.910 17,52 7 2012 35.705 8.146 22,81 7.061 19,78 8 2013 36.552 7.926 21,68 7.475 20,45 9 2014 37.265 6.511 17,47 5.868 15,75 10 2015 38.315 5.945 15,52 5.985 15,62
Cụ thể: Tính thời điểm ngày 31/10/2006, số hộ nghèo của huyện còn