Nghiên cứu về các mô hình an sinh xã hội

Một phần của tài liệu Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội. (Trang 26 - 28)

8.18. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã tập trung nghiên cứu về mô hình ASXH theo một số xu hướng nghiên cứu như sau:

8.19. Hệ thống ASXH của các nước Bắc Âu (Th y Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy) đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở những góc độ khác nhau: từ góc độ kinh tế là việc xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội, từ góc độ chính trị là việc xây dựng chế độ dân chủ - xã hội, từ góc độ xã hội, là việc xây dựng nhà nước phúc lợi, đặc trưng bởi nguyên tắc phổ quát và bình đẳng; Các nghiên cứu về ASXH của mô hình Anh – Mỹ phát huy tối đa ưu thế của kinh tế thị trường, lấy lợi nhuận là m c tiêu chính, nhưng chưa chú trọng đến việc phân phối công bằng và hợp lý; Hệ thống ASXH của Trung Quốc và một số nước đang phát triển đã có những định hướng nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo để có cơ sở khoa học trong hoạch định chính sách ASXH; Xu hướng nghiên cứu về mô hình ASXH của ngân hàng thế giới đưa ra gần đây, nhấn mạnh đến vai trò của hệ thống ASXH trong việc nâng cao năng lực phòng ngừa rủi do, tái tạo sinh kế thuận lợi hơn [50].

8.20. Tổ chức lao động quốc tế (1952) cho rằng “mô hình an sinh xã hội bao gồm 3 tầng sàn (floor) từ thấp đến cao bao gồm: sàn thấp nhất bao gồm các chế độ an sinh xã hội, cơ bản, tối thiểu; sàn tầng 2 (trung gian) bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc

8.21. và các chế độ an sinh xã hội khác, dựa vào nguồn lực đóng góp của cá nhân, doanh nghiệp và một phần hỗ trợ của nhà nước cho một số đối tượng; sàn tầng 3, cao nhất bao gồm bảo hiểm xã hội tự nguyện và các chế độ an sinh xã hội khác”.

8.22. Nghiên cứu về các mô hình an sinh xã hội, Lê Ngọc Hùng & Bùi Thị Phương (2016) cho rằng ở Việt Nam, an sinh xã hội là “một bộ phận cấu thành của chính sách công về xã hội và chính sách xã hội”. Mai Huy Bích (2011) cho rằng an sinh xã hội được phân biệt thành 4 mô hình trên thế giới bao gồm: mô hình an sinh xã hội cơ bản; mô hình an sinh xã hội m c tiêu, mô hình an sinh xã hội nghiệp đoàn; mô hình an sinh xã hội bao quát; Nguyễn Thị Lan Hương, Đặng Kim Chung, Lưu Quang Tuấn, Nguyễn Bích Ngọc, Đặng Hà Thu đã đề cập đế mô hình an sinh xã hội – ba tr cột bao gồm: trợ giúp xã hội; bảo hiểm xã hội; bảo đảm việc làm. Theo Ban Kinh tế khu vực Châu Mỹ Latinh và Caribe (2002) thì mô hình an sinh xã hội – 3 tr cột là mô hình an sinh xã hội truyền thống. Ngoài ra, các tác giả Nguyễn Thị Lan Hương, Đặng Kim Chung, Lưu Quang Tuấn, Nguyễn Bích Ngọc, Đặng Hà Thu (2013) đã đề cập đến mô hình an sinh xã hội 3P bao gồm: phòng ngừa rủi ro; bảo vệ khỏi tác hại của rủi ro; thúc đẩy phát triển năng lực phòng chống và giảm hại rủi ro; Mạc Tiến Anh (2005) cho rằng an sinh xã hội bao gồm: Bảo hiểm xã hội; Trợ giúp xã hội; Trợ cấp gia đình; Các quỹ tiết kiệm xã hội; Các dịch v xã hội khác được tài trợ bằng nguồn vốn công cộng [03].

8.23. V Các vấn đề xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương (2017) cho rằng Ở Việt Nam, cấu trúc của hệ thống ASXH vừa mang những đặc điểm phổ quát vừa mang những nét đặc thù.Với đặc trưng của chế độ chính trị, bản chất nhân văn, ưu việt vì con người, của chế độ xã hội, yếu tố lịch sử, địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta, có thể thấy cấu trúc của hệ thống ASXH gồm 3 tr cột: (1) BHXH

(bao gồm cả BHYT, bảo hiểm thất nghiệp); (2) Ưu đãi xã hội; (3) Bảo trợ xã hội

(bao gồm trợ giúp xã hội và cứu trợ xã hội). Xét về thực chất, ba tr cột này là nhằm thực hiện 3 chức năng chiến lược của hệ thống ASXH: Phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc ph c rủi ro. So với mô hình phổ biến trên thế giới, hệ thống ASXH ở nước ta có một cấu phần đặc thù, đó chính là chính sách ưu đãi xã hội. Chính sách này nhằm thực hiện m c tiêu cao cả là đền ơn, đáp nghĩa đối với sự hy sinh, công lao đặc biệt và cống hiến to lớn của những người có công với cách mạng, với đất

8.24. nước; thực hiện trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội chăm lo, bảo đảm cho người có công có cuộc sống ổn định và ngày càng được cải thiện.Trong ba tr cột nêu trên, BHXH, BHYTlà những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống ASXH, còn gọi là tr cột chính của ASXH, đã được thể chế hóa bằng Luật BHXH, được Quốc hội thông qua ngày 29/06/2006 và Luật BHYT, được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2008.Các chế độ BHXH, BHYT bắt buộc theo luật định hiện nay ở nước ta bao gồm: (1) Ốm đau; (2) Thai sản; (3) Dưỡng sức và ph c hồi sức khỏe; (4) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (5) Hưu trí; (6) Tử tuất; (7) Khám, chữa bệnh BHYT; (8) Bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm: Trợ cấp thất nghiệp; H trợ học nghề; H trợ tìm việc làm [50].

Một phần của tài liệu Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội. (Trang 26 - 28)