Khái niệm người lao động, người lao động tham gia BHXH bắt

Một phần của tài liệu Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội. (Trang 58 - 60)

Khái niệm "Người lao động" là" danh từ chung dùng để chỉ tất cả đến những người làm công ăn lương" bằng sức lao động hoặc trí óc làm ra các sản phẩm vật chất hoặc về tinh thần cho người khác, làm việc trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề

- khác nhau trong xã hội.

- Bộ luật lao động (2012) của Việt Nam giải thích khái niệm “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử d ng lao động (Khoản 1 Điều 3). Luật việc làm (2013) giải thích khái niệm “Người lao động là công

- dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc (Khoản 1 Điều 3). Như vậy, giữa 02 luật định nghĩa khái niệm này khác nhau, Luật việc làm định nghĩa khái niệm người lao động rộng hơn, bao gồm cả người lao động làm việc trong khu vực chính thức, phi chính thức, có quan hệ lao động hoặc không có quan hệ lao động; Bộ luật lao động chỉ áp d ng cho người lao động trong khu vực có quan hệ lao động, do vậy khái niệm người lao động gắn với một quan hệ lao động c thể, tức là có hợp đồng lao động ký kết giữa người lao động và người sử d ng lao động. Luận án sử d ng khái niệm người lao động theo quy định của Bộ luật lao động vì họ đang làm việc trong doanh nghiệp, gắn với một quan hệ lao động c thể.

- Luật BHXH (2014) quy định mọi người lao động đều có quyền tham gia bảo hiểm xã hội. Đối với chính sách BHXH bắt buộc, đối tượng tham gia bao gồm 10 nhóm đối tượng:

(1) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa v hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử d ng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

(2) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (bắt đầu thực hiện từ 01/01/2018);

(3)Cán bộ, công chức, viên chức;

(4) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

(5) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp v , sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

(6) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân ph c v có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

(7) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

(9)Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

(10) Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

(11) Như vậy, người lao động tham gia BHXH bắt buộc trong doanh nghiệp, bao gồm 03 nhóm đối tượng:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa v hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (bắt đầu thực hiện chính sách này từ 01/01/2018);

- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ (chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ).

(12) Luật BHXH (2014) cũng quy định người lao động tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm: Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch v , kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã.

Một phần của tài liệu Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội. (Trang 58 - 60)