PHÁP TỪ XƯA TỚI NAY
Những cuộc đấu tranh trên giấy bút luôn tốn nhiều công sức và trí tuệ hơn, tuy nhiên, điều gì đến cũng phải đến, cộng đồng nói tiếng Pháp bắt buộc phải cùng nhìn về một hướng để giữ gìn sự ôn hoà đến từ cả hai giới tính. Mặc dù vậy, không phải ai cũng ủng hộ những cải cách mới, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.
IỞ Pháp
Ở Pháp, một hình thức mới về các từ đã được hình thành. Nó được gọi là VIẾT GỘP. Như đa số các danh từ chỉ người tiếng Pháp, việc phân chia giới tính là có tồn tại. Tuy nhiên, khi nói ở số nhiều, người ta lại sử dụng các danh từ giống đực nhiều hơn cả. Ví dụ: Người Đọc sẽ là Lecteur (Giống đực), Lectrice (Giống cái) và Lecteurs (Số nhiều thường gặp). Do đó, việc viết gộp ra đời để giải quyết vấn đề về giới tính trên. Với ví dụ được nêu ra chúng ta sẽ có thêm từ « lecteur·rice·s » được ngăn cách bởi các dấu chấm để giải quyết sự cân bằng về giới tính.
Vào năm 2017, một nhà xuất bản tại Pháp đã phát hành một quyển sách giáo khoa trung tính (cân bằng về giới tính) sự đưa vào hình thức viết gộp cho trẻ em lớp 3. Việc này khiến nhiều nhà triết học và tri thức đã phản đối vì theo họ, đây gọi là phong trào nữ quyền dưới lớp vỏ là khoa học về ngôn ngữ. Hơn nữa, việc sử dụng những đứa trẻ như là chuột bạch cũng không được ủng hộ. Ngay cả Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp Jean Michel Blanquer cũng nhận định rằng: “Ngôn ngữ là sườn phát triển của trẻ em, việc biến tấu nó với mọi lí do là điều không được khuyến khích.”
Viện hàn lâm Pháp, hội đồng cao nhất xử lý những vấn đề về tiếng Pháp, đã phát biểu rằng việc thêm vào những cấu trúc phức tạp mới sẽ gây ra sự bất đồng trong ngôn ngữ, gây ảnh hưởng đến cách ngôn ngữ thể hiện. Và quan trọng hơn là ảnh hưởng đến sự liên kết trong Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp. Nhưng thực tế rằng, “Pháp đứng ngoài cuộc so với các nước khác với sự bảo thủ của mình về việc nữ hóa.” Giáo sư Tiếng Pháp Elizabeth Dawes của Đại học Laurentian nhận định. Canada đã bắt đầu đặt vấn đề về nữ hóa các từ nghề nghiệp từ đầu những năm 1979, và Thụy Sĩ và Bỉ cũng theo sau lần lượt vào năm 1991 và năm 1994.
Với những hành động không có được sự ủng hộ, việc biến đổi một ngôn ngữ về mọi khía cạnh dường như là một điều không tưởng. Nếu Pháp nghiêm túc về vấn đề bình đẳng giới tính, có lẽ đã có nhiều cách hiệu quả hơn so với việc viết gộp hiện tại.
VII.Ở Canada
Từ tháng 6/2010 FQPN (Tổ chức kế hoạch hóa gia đình Quebec) đã thông qua kế hoạch 3 năm (2010-2013) nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ, cộng đồng LGBT trong các vấn đề về sức khỏe, sinh sản và đặc biệt là trong tiếng Pháp mà người Quebec sử dụng.
Theo kế hoạch này thì mọi bài báo, văn bản trên các phương tiện thông tin (báo mạng, các văn bản trên web, báo facebook) đều phải tuân thủ các quy tắc. Ngoài ra FQPN (Tổ chức kế hoạch hóa gia đình Quebec) còn khuyến khích các tổ chức khác áp dụng những quy tắc này để cùng chống lại sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ
Các quy tắc trong kế hoạch bao gồm:
1 Sử dụng những cụm từ áp dụng được cho cả 2 giống
Đây là những cụm có thể dùng mà không cần phân biệt giống đực/cái, giúp người đọc dễ dàng hiểu văn bản đặc biệt là các loại văn bản nói (radio, ..) VD: Thay vì dùng docteur (bác sĩ nam) và doctoresse (bác sĩ nữ) thì ta dùng personnel soignant (nhân viên chăm sóc sức khỏe)
1.8Sử dụng những dấu hiệu chỉ sự tiếp nối :
Điều này giúp tăng sự liền mạch cho bài viết bằng cách sử dụng dấu “ . ” hay “*” thay vì sử dụng dấu ngoặc đơn “()”, dấu phẩy hay gạch ngăn cách
VD: le.la participant.e (nam/ nữ tham dự) thay vì le (la) participant(e) như các văn bản tiếng Pháp ở Châu Âu
1.9Hợp giống/ số theo vị trí
Trong lịch sử, tiếng Pháp có cho phép hợp giống/số của tính từ và trạng từ theo danh từ gần nhất đứng trước. Nhưng tới thế kỷ 17 thì các viện ngôn ngữ Pháp cho ra quy luật “masculin l’emporte’’ (giống đực chiếm ưu thế). Ngày nay, cơ quan ngôn ngữ Pháp ở Quebec đã cho phép hợp giống theo vị trí nhưng họ không khuyến khích làm điều này
VD: Gaston et Marie sont contentes d’avoir un enfant (Gaston và Marie rất vui khi có con)
Trong câu này, tính từ “content’’ (vui) hợp giống theo danh từ gấn nhất “Marie’’ (tên phụ nữ) thành “ contentes “ thay vì “ contents ” theo tiếng Pháp tiêu chuẩn
1.10Nữ giới hóa các nghề nghiệp
Theo điều này, ta sử dụng các hậu tố chỉ giống cái (esse,ice,...) để tạo ra các từ mới để chỉ người lao động nữ
VD:
Maire Ông thị trưởng Mairesse Bà thị trưởng
Auteur Tác giả nam Autrice Tác giả nữ
Nếu có thể và phù hợp, tác giả có thể chỉ rõ rằng bài viết này chỉ dành cho độc giả nữ hoặc dành cho phần lớn là độc giả nữ
Ngoài ra còn có các quy luật về từ vựng chỉ giới tính hoặc từ bị phân giống mà không thể được thay bằng cụm từ dễ hiểu
Đối với các nhóm từ này, FQPN(Tổ chức kế hoạch hóa gia đình Quebec) khuyến khích sáng tạo ra các từ mới.
Các từ ngữ chỉ bộ phận sinh dục có thể biến thành các từ không có giống, khái niệm “sexe biologique” (giới tính sinh học) trên giấy tờ đục chuyển thành “sexe assigné à la naissance’’ (giới tính lúc sinh ra)
Các điều luật ủng hộ bình đẳng giới trong tiếng Pháp
Trong cuốn “Le langage non sexiste: un autre pas vers l’égalité entre les femmes et
les hommes” của hội đồng Montreal, các luật đã được áp dụng để hạn chế sự phân biệt
giới tính trong tiếng Pháp bao gồm:
- Việc nữ tính hóa điển hình bao gồm cả việc tạo ra hình thức của giống cái cho các danh từ chỉ nghề nghiệp (vốn trước kia chỉ sử dụng giống đực)
Ví dụ:
- Un aîné, une aînée (anh cả, chị cả) - Un conseiller, une conseillère (cố vấn)
- Un superviseur, une superviseuse (giám sát viên) - Un procureur, une procureure (người đại diện)
- Un administrateur, une administratrice (người quản lý)
Danh sách các từ nữ tính hóa phía trên được tổng hợp từ Titres et fonctions au féminin (1986) và le guide Au féminin (1991)
Việc dùng giống cái ở các chức vụ trở nên khá phổ biến trong cuộc sống nghề nghiệp, điều này dần trở nên rất phổ biến. Thế nhưng trong những văn bản chính thức, nhìn chung người ta vẫn nhìn nhận sự đại diện của giống đực. Điển hình cho sự đòi hỏi bình đẳng giới này là sự xuất hiện của từ mang giới tính chung (épicène).
VIII.Ở Bỉ
Sau cuộc Cách mạng tháng 9.1830, Nhà nước Bỉ độc lập đã thông qua Hiến pháp đầu tiên, trong đó quy định quyền tự do sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên, do những ảnh hưởng và sự thịnh hành của nền văn hóa Pháp thời đó, tiếng Pháp đã được mặc nhận là ngôn ngữ chính thức. Còn hiện tại, nước Bỉ đã có tập hợp của những cộng đồng nói những ngôn ngữ khác nhau, nhưng Cộng đồng nói tiếng Pháp ở Bỉ vẫn vô cùng lớn mạnh
Vào năm 1994, Nghị viện của cộng đồng pháp ngữ ở Bỉ đã thông qua một sắc lệnh về việc nữ hóa các danh từ về nghề nghiệp, chức vụ, cấp bậc.
Mục đích của sắc lệnh này gồm 3 ý chính:
1) Khẳng định rõ hơn sự góp mặt của phụ nữ trong mọi nghề nghiệp trên thế giới – Câu hỏi thường được đặt ra về vị trí của quyền lực, trách nhiệm và uy tín;
2) Thúc đẩy sự kết nối của phụ nữ với các chức năng trên;
3) Đóng góp vào sự sáp nhập thực tiễn của hình thức ngôn ngữ mà mang tính tôn trọng với danh tính của phụ nữ hơn
Cùng với các nước trong cộng đồng Pháp ngữ khác, chủ trương xóa bỏ rào cản giới tính của Bỉ tuy không phải quá sớm nhưng đã đóng góp một phần không hề nhỏ vào
công cuộc tìm lại sự bình đẳng giới tính trong tiếng Pháp cũng như lan tỏa sức ảnh hưởng của nó lên các khu vực khác để nhận được sự công nhận như ngày hôm nay. Dù là một nước thuộc khối Francophonie (cộng đồng nói tiếng Pháp) nhưng vấn đề về phân biệt giới trong tiếng Pháp tại Việt Nam lại không có được sự quan tâm của các nhà hoạt động nhân quyền cũng như những người sử dụng ngôn ngữ này. Lí do lớn nhất dẫn tới điều này là do Việt Nam là một nước phương đông, có phong tục trọng nam khinh nữ nên các phong trào nữ quyền – bình đẳng giới tập trung đấu tranh chống lại các hủ tục này, Ngoài ra, là một nước đang phát triển nên việc đòi quyền bình đẳng nam – nữ trong lao động được đặt lên hàng đầu tại Việt Nam và vai trò của nữ giới hiện tại là góp công phát triển đất nước và tạo ra những ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Hơn nữa, chỉ có một bộ phận người Việt biết tiếng Pháp và một số ít sử dụng tiếng Pháp như một ngôn ngữ để giao tiếp hàng ngày nên vấn đề phân biệt giới trong ngôn ngữ này sẽ khó được mọi người đưa ra làm một vấn đề lớn để tranh luận.
Tuy nhiên, chúng tôi xin nhấn mạnh rằng sự phân biệt giới tính không chỉ xuất hiện ở tiếng Pháp, mà tương tự cũng có mặt ở nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tuy vậy nhưng do sự phát triển của xã hội ngày nay thì đa số các nước đều đang tích cực chống lại sự bất bình đẳng trong chính ngôn ngữ của mình. Chúng tôi xin đưa ra một số dẫn chứng sau: