Nhìn vào các ngôn ngữ phương Đông như tiếng Hán cũng có tình hình tương tự. Nếu trở về với những cách nói trước những năm 80 của thế kỉ XX có thể thấy rõ điều này: Khi nhắc đến một chức danh nào đó người ta mặc nhiên hiểu đó là nam giới, còn nếu dùng cho nữ giới thì phải thêm yếu tố nữ ở trước. So sánh:
大大 Bác sĩ 大大大 Nữ bác sĩ
大大 Luật sư 大大大 Nữ luật sư
大大 Thẩm phán 大大大 Nữ thẩm phán
大大 Diễn viên 大大大 Nữ diễn viên
大大 Đại sứ 大大大 Nữ đại sứ
大大 Anh hùng 大大大 Nữ anh hùng
Rõ ràng, điều này phản ánh những nghề này "đương nhiên là của nam", nếu có nữ tham gia là cá biệt. Trong khi đó, một số “nghề” nội trợ lại “đương nhiên là của nữ”, nếu nam tham gia thì cũng là cá biệt.
Tuy nhiên, hiện nay đã không còn thấy hoặc ít thấy yếu tố nữ xuất hiện trước các từ chỉ nghề nghiệp (có chăng chỉ mang tính nhấn mạnh, cá biệt). Thực tế này không chỉ phản ánh sự thay đổi quan niệm của xã hội mà phản ánh thực tế sự thay đổi về vị thế xã hội của nữ giới, sự tiến bộ xã hội ở Trung Quốc.
KẾT LUẬN
Như chúng tôi đã nhận xét từ đầu, rằng ngôn ngữ là một biểu hiện của văn hóa, là sự đúc kết của nhân loại qua hàng thế kỷ. Ngôn ngữ là phát minh vĩ đại nhất của nhân
loại. Vậy nên, theo chúng tôi, việc đối chiếu sự phân biệt giới tính cần phải được thực
hiện một cách đầy đủ và chính xác. Một mặt là để thể hiện sự tôn trọng với nền văn hóa của nước đó, một mặt khác là do bản thân chúng tôi nhận thức được đây là một vấn đề hàn lâm và mang tính giáo dục, vậy nên càng phải tìm hiểu sâu hơn và chắt lọc kiến thức hơn.
Theo như cách nói của văn hóa phương Đông thì mọi vật trong vũ trụ này đều có âm dương cân bằng, không thể nhìn cùng một hệ quy chiếu để đối xử với cả hai mặt một cách công bằng. Vậy nên, khi đã có sự phân chia về giới tính rõ ràng thành hai giới nam và nữ, thì chắc chắn cũng sẽ xuất hiện sự phân biệt giới tính, và điều đó đã được thể hiện trong xã hội với những dẫn chứng chúng ta không thể tranh cãi được. Cùng với đó kéo theo là sự hiện diện của tính nữ trong ngôn ngữ cũng bị hạ thấp và
xem nhẹ, được biểu hiện qua sự xuất hiện của tính nữ, sự đại diện chiếm đa số của tính nam,… mà chúng tôi đã nêu ra ở trên.
Khi nghiên cứu về sự kỳ thị giới tính trong tiếng Pháp, cần phải xác định mức độ kỳ thị phái nữ được thể hiện như thế nào. Nếu là thuộc cấp độ cấu trúc sẵn có của ngôn ngữ chữ viết thì thành ra rất khó để có được sự bình đẳng giới bởi nó đã tồn tại qua nhiều thế kỉ và ăn sâu bén rễ với những hiện vật, chứng cứ rõ ràng mà hầu như ai cũng có thể tìm được. Nhưng nếu là thuộc cấp độ của ngôn ngữ nói thì lại dễ dàng hơn bởi ngôn ngữ nói luôn thay đổi theo thời gian. Vì vậy, chúng tôi mong rằng tài liệu này sẽ là một lời đấu tranh cho việc giành sự bình đẳng trong tiếng Pháp nói riêng và tất cả những nền ngôn ngữ khác nói chung.
Tài liệu tham khảo I. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Hữu Thọ, 2004. Nghiên cứu cách diễn đạt giống và một số biểu hiệncủa sự kỳ thị giới tính trong tiếng Pháp và tiếng Việt. của sự kỳ thị giới tính trong tiếng Pháp và tiếng Việt.