Phối hợp kháng sinh nhóm betalactam với nhóm quinlne, hặc Aminglycsid.

Một phần của tài liệu Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD (Trang 54 - 62)

XII. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ:

o Phối hợp kháng sinh nhóm betalactam với nhóm quinlne, hặc Aminglycsid.

2. Điều trị ngoài đợt cấp COPD (giai đoạn ổn định):

 Điều trị chung:

o Ngừng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (khói thuốc lá, thuốc lào, bụi, khói bếp rơm, củi, than, khí độc,…)

o Tiêm vaccine phòng nhiễm trùng đường hô hấp

• Tiêm phòng vaccine cúm vào đầu mùa thu và tiêm nhắc lại hàng năm. • Tiêm phòng vaccine phế cầu mỗi 5 năm 1 lần.

o Các điều trị khác:

• Vệ sinh mũi họng thường xuyên • Giữ ấm cổ ngực vào mùa lạnh

• Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt • Phát hiện và điều trị các bệnh đồng mắc.

 Điều trị dùng thuốc:

o Bệnh nhân COPD nhóm D, có tiền sử hút thuốc 30 gói.năm (đã bỏ 3 năm). Trước đó 4 tháng, bệnh nhân được điều trị ngoại trú với đơn thuốc: • Augmentin (Amoxicillin + Acid clavuanic),

• Medrol (Metylprednisolone) – OCS,

• Berodual MDI (Ipratropium SAMA/Fenoterol SABA), Seretide 250/50 ( Fluticasone ICS/Salmeterol LABA, liều: Sáng 1 nhát, chiều 1 nhát, dùng liên tục 4 tháng nay).

* Nhận xét:

• BN đang điều trị với phác đồ LABA/ICS, theo như GOLD 2021, BN có thể được chỉ định dùng phác đồ ICS/LABA khi: (1) Có tiền sử hen hoặc yếu tố gợi ý hen; (2) Tăng Bạch cầu ái toan; (3) Đợt cấp thường xuyên và/hoặc mức độ nặng.

• Đối với yếu tố hen, thì không nghĩ đến vì BN không có tiền sử chẩn đoán hen hay mắc các bệnh chàm, eczema, viêm mũi dị ứng,…Công thức máu bênh nhân không có tăng BC ái toan. Mặt khác, bệnh nhân này có tiền sử COPD 5 năm, nhiều lần nhập viện vì đợt cấp (có lần nhập ICU), nên việc

o BN được điều trị với phác đồ LABA/ICS tuy nhiên lần này vào viện vì đợt cấp nặng, tức là BN không cải thiện đợt cấp nên em đề nghị thêm LAMA và điều trị theo phác đồ LABA/LAMA/ICS (theo BYT 2018 và GOLD 2021).

 Thở oxy dài hạn tại nhà:

o Đề nghị làm thêm 2 Khí máu động mạch trong vòng 3 tuần sau khi bệnh nhân ổn định, ở trạng thái nghỉ ngơi, không thở oxy, đã sử dụng các biện pháp điều trị tối ưu.

o Nếu PaO2 </= 55 mmHg hoặc SaO2 <88 mmHg > 2 mẫu/3 tuần; Hoặc PaO2 56-59mmHg hoặc SaO2 </= 88 mmHg kèm theo biểu hiện suy tim phải, tăng áp phổi (xác định trên siêu âm tim)  sử dụng O2 tại nhà

3. Điều trị THA:

• BN nhập viện có HA là 190/100mmHg sau sử dụng thuốc thì HA trở về 140/90 mmHg, nên xem xem HA sau điều trị này là HA nền của bệnh nhân. • Về phân độ, thì theo phân độ THA theo ESC/ESH 2018 thì tăng HA độ 1.

• Về điều trị, bệnh nhân 67 tuổi THA độ 1 thì điều trị thuốc và thay đổi về lối sinh hoạt được khuyến cáo. Và đối với BN >65 tuổi này thì mục tiêu điều trị là 130 -139 mmHg.

• Theo ESC/ESH 2018 thì Với người có THA độ 1 với nguy cơ rất cao thì nên khởi trị bằng cách phối hợp > 2 thuốc hạ áp để nhanh chóng đạt HA mục tiêu.

• Tuy nhiên, hiện tại bệnh nhân chỉ đang điều trị 1 thuốc là Amlodipine nên em đề nghị sử dụng thêm thuốc ARB/ ACEi (ưu tiên sử dụng ARB vì ACEi có thể tác dụng phụ là gây ho).

Một phần của tài liệu Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(66 trang)