Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa hình thức và mở rộng quy mô giáo dục

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN vận DỤNG lý LUẬN của CHỦ NGHĨA DUY vật BIỆN CHỨNG về NGUYÊN tắc THỐNG NHẤT GIỮA lý LUẬN với THỰC TIỄN vào VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG của TRƯỜNG mầm NON THÀNH PHỐ (Trang 32 - 33)

trẻ; Giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi.

Mỗi giáo viên nghiêm túc thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ, tổ chức đầy đủ các hoạt động trong ngày như: Hoạt động chung; hoạt động góc; hoạt động ngoài trời; hoạt động chiều. Giáo án soạn đầy đủ, đúng nội dung, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Biết lựa chọn, vận dụng phương pháp giáo dục tích cực tạo tình huống, cơ hội nhằm phát huy trí tuệ, tính sáng tạo của trẻ. Tạo môi trường giáo dục phù hợp với chủ đề, chủ điểm, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá, tìm ra cái mới, thể hiện sự hiểu biết của trẻ trong cuộc sống hàng ngày.

Trẻ tích cực, hứng thú, tự nguyện tham gia váo các hoạt động giáo dục trẻ tạo ra sản phẩm, tìm tòi khám phá, giáo viên không làm thay, vẽ thay, viết thay cho trẻ. Giáo viên hình thành và rèn luyện để cho trẻ có thao tác đúng, thuần thục một số thói quen về nề nếp học tập.

Giáo viên luôn theo dõi sự phát triển, nhận thức của trẻ trên các lĩnh vực phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ và phát triển thể lực. Đánh giá kết quả của trẻ đúng thực chất, khách quan, công bằng, tôn trọng sản phẩm của trẻ. Vì thế người giáo viên muốn có kết quả thật thì phải biết thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực, biết tạo mọi cơ hội để ôn luyện thêm kiến thức cho trẻ vào các thời điểm trong ngày. Bởi trẻ mầm non dễ nhớ, dễ quên nên hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. “Học mà chơi, chơi mà học” là kết quả tốt nhất vì trong quá trình chơi giúp trẻ ôn luyện kiến thức mà trẻ đã được trải nghiệm, được khám phá.

Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tốt hơn góp phần vào việc thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không”. Đưa chất lượng giáo dục trẻ ngang tầm với yêu cầu giáo dục trong thời kỳ đổi mới.

3.2. Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa hình thức và mở rộng quy môgiáo dục giáo dục

Tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”, phát huy tính tính cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.

Chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng tiếp cận các mô hình giáo dục tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu đa dạng của phụ huynh học sinh trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa nguồn lực đầu tư trọng điểm ban đầu của Nhà nước và nguồn lực xã hội hóa.

Trẻ được trải nghiệm, hứng thú tham gia vào các hoạt động tập thể như tham quan dã ngoại, ngày hội ngày lễ như Tết Trung thu, Hội xuân… giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, vui chơi; hứng thú hơn với các tiết học vì thế mà nhận thức của trẻ cũng tốt hơn rất nhiều, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát.

Thực hiện đánh giá trẻ theo nội dung Chương trình giáo dục mầm non, đặc biệt là làm tốt công tác phổ cập, đánh giá trẻ 5 tuổi theo bộ chuẩn bằng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, xây dựng bộ công cụ đánh giá phù hợp, cùng với các bậc phụ huynh tham gia vào qúa trình đánh giá sao cho chính xác để từ đó đưa ra nội dung giáo dục phù hợp với sự phát triển và nhận thức của trẻ.

Tổ chức ngày hội ngày lễ cần mạnh dạn đổi mới về hình thức phong phú hơn để tạo sự riêng biệt trong môi trường các lớp, phát huy tính sáng tạo của từng thành viên trong trang trí, tổ chức để thu hút không những trẻ, mà còn cả cha mẹ trẻ tham gia. Phối hợp với cha mẹ trẻ tổ chức tham quan ngoài phường, quận, tỉnh nhằm giúp trẻ mở mang tầm mắt rèn luyện tình cảm đồng đội bạn bè giúp đỡ lẫn nhau cho trẻ. Tăng thêm sự phối hợp gắn kết giữa nhà trường và cha mẹ trẻ.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN vận DỤNG lý LUẬN của CHỦ NGHĨA DUY vật BIỆN CHỨNG về NGUYÊN tắc THỐNG NHẤT GIỮA lý LUẬN với THỰC TIỄN vào VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG của TRƯỜNG mầm NON THÀNH PHỐ (Trang 32 - 33)

w