Tăng cường công tác tổ chức, quản lý quá trình dạy và học

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN vận DỤNG lý LUẬN của CHỦ NGHĨA DUY vật BIỆN CHỨNG về NGUYÊN tắc THỐNG NHẤT GIỮA lý LUẬN với THỰC TIỄN vào VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG của TRƯỜNG mầm NON THÀNH PHỐ (Trang 35 - 37)

- Quản lý nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên mầm non.

Muốn nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên mầm non trước tiên ta phải cải thiện được đời sống của giáo viên mầm non: Thực hiện cơ chế học phí mới theo

Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010, cha mẹ trẻ có khả năng chi trả để thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên mầm non. Phòng giáo dục phối hợp với các ban, ngành hoàn thiện các văn bản về chế độ chính sách cho giáo viên mầm non và hướng dẫn các trường triển khai thực hiện Quyết định 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 -2015, theo đó giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ sở mầm non công lập, dân lập được nhà nước hỗ trợ ngân sách để các cơ sở giáo dục mầm non trả lương theo thang bảng lương của giáo viên mầm non, được nâng lương theo định kỳ, được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác như giáo viên mầm non trong công lập.

Xây dựng kế hoạch và giải pháp cụ thể để đào tạo và bồi dưỡng giáo viên mầm non còn thiếu và đạt trình độ chuẩn theo quy định, đảm bảo định mức giáo viên theo quy định hiện hành đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục mầm non, cụ thể như sau: Cho giáo viên có cơ hội tiếp cận với phương pháp giáo dục mới, hiện đại mà một số quốc gia áp dụng rất thành công.

Trau dồi kỹ năng, tình yêu nghề nghiệp, yêu trẻ cho các giáo viên tương lai trong các trường sư phạm theo tiêu chuẩn qui định, có sàng lọc kỹ khi ra trường và cấp chứng chỉ nghề.

Trẻ em mầm non rất dễ bị tổn thương và ảnh hưởng bởi hành động và cách cử xử của người lớn, do đó cần chú trọng đào tạo kỹ về tâm lý trẻ em cho giáo viên mầm non.

Xã hội hóa giáo dục mầm non chính quyền và nhân dân phải cùng vào cuộc vì sự nghiệp giáo dục mầm non. Nhà nước có những chính sách khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào việc phát triển giáo dục mầm non, đa dạng hóa các loại hình giáo dục mầm non. Nhưng tất cả các hoạt động này phải có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của Nhà nước.

Trên cơ sở Chương trình giáo dục mầm non, khuyến khích các giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với nhóm/lớp, khả năng của cá nhân trẻ và điều kiện thực tế của địa phương.

Nội dung của các lĩnh vực giáo dục chủ yếu được tổ chức thực hiện theo hướng tích hợp và tích hợp theo các chủ đề gần gũi thông qua các hoạt động đa dạng, thích hợp với trẻ và điều kiện thực tế của địa phương.

Giáo viên theo dõi, đánh giá thường xuyên sự phát triển của trẻ và xem xét các mục tiêu của chương trình, kết quả mong đợi để có kế hoạch tổ chức hướng dẫn hoạt động phù hợp với sự phát triển của cá nhân trẻ và của nhóm/lớp. Giáo viên phát hiện và tạo điều kiện phát triển năng khiếu của trẻ; quan tâm đến việc can thiệp sớm và giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục mầm non với gia đình và cộng đồng để chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất.

Đưa vào chương trình giảng dạy các môn phát triển năng khiếu cho bé, đảm bảo phát hiện và đào tạo kịp thời các bé có năng khiếu đặc biệt.

- Quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy.

Vì trẻ em ở lứa tuổi mầm non rất hiếu động nên chưa có tính kỹ luật cao vì thế khi muốn dạy cho trẻ bất cứ chủ đề nào mới, giáo viên cần phải có các phương pháp dạy thích hợp để giúp trẻ tập trung tiếp thu được kiến thức cần nắm. Do vậy cán bộ nhà trường cần kiểm tra đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện các phương pháp giảng dạy.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN vận DỤNG lý LUẬN của CHỦ NGHĨA DUY vật BIỆN CHỨNG về NGUYÊN tắc THỐNG NHẤT GIỮA lý LUẬN với THỰC TIỄN vào VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG của TRƯỜNG mầm NON THÀNH PHỐ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w