II. NHẬN THỨC VỀ PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
4. Trách nhiệm phòng, chống vi phạm pháp luật về môi trường của nhà trường
4.1. Trách nhiệm của nhà trường
- Tổ chức học tập, nghiên cứu và tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, giảng viên và sinh viên tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường và phòng, chống vi phạm PL về BVMT;
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn như ngành Tài nguyên và Môi trường, Công an (Cảnh sát môi trường), Thông tin truyền thông,… tổ chức các
buổi tuyên truyền, tọa đàm trao đổi, các cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường và phòng, chống vi phạm PL về BVMT.
- Tham gia tích cực và hưởng ứng các chương trình, hành động về BVMT do Nhà nước, các Bộ ngành phát động;
- Xây dựng các phong trào bảo vệ môi trường như: “Vì môi trường xanh - sạch - đẹp”, “Phòng, chống rác thải nhựa”,… và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường và PL về BVMT trong nhà trường;
- Xây dựng đội tình nguyện vì môi trường, thành lập các câu lạc bộ vì môi trường và tiến hành thu gom, xử lý chất thải theo quy định (rác thải, nước thải,…).
4.2. Trách nhiệm của sinh viên
- Nắm vững các quy định của pháp luật phòng, chống vi phạm PL về BVMT; - Xây dựng ý thức trách nhiệm trong các hoạt động BVMT như sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên (nước, năng lượng,…);
- Tham ra tích cực trong các phong trào về bảo vệ môi trường;
- Xây dựng văn hóa ứng xử, ý thức thức trách nhiệm với môi trường như sống thân thiện với môi trường xung quanh; tích cực trồng cây xanh; hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân để bảo vệ môi trường không khí; tham gia thu gom rác thải tại nơi sinh sống.
KẾT LUẬN
Bảo vệ môi trường, bảo vệ ngôi nhà của chúng ta, không có môi trường ta sẽ không có chốn ăn chốn ở, không thể có sự sống nếu thiếu môi trường. Môi trường tốt, đời sống chúng ta cũng đẹp. Chỉ khi môi trường tồn tại ta mới tồn tại. Bởi thế bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta. Ngày nay, đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường, con người đã và đang có những biện pháp tích cực khắc phục hậu quả đã gây ra và tránh những tác động xấu sẽ đến. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, rác thải; răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường. Chúng ta có ngày “Giờ Trái đất 24/3”, có những chương trình chung tay góp sức bảo vệ trái đất xanh sạch đẹp, có những hoạt động nhặt rác, thu gom rác trên biển, trong rừng,… Nhiều đất nước đề ra những khoản luật cấm vứt rác, cấm hút thuốc,… để bảo vệ môi trường. Nhiều nước khuyến khích người dân đi xe đạp, đi bộ giảm tải khói bụi từ các loại xe sử dụng xăng. Toàn thế giới đang chung tay giữ gìn một thế giới xanh đẹp, không có ô nhiễm môi trường.
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
1. Nêu khái niệm, vai trò và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường? 2. Nêu và phân tích Dấu hiệu vi phạm pháp luật về môi trường? 3, Trình bày Nội dung, biện pháp phòng, chống vi phạm PL về BVMT?
4. Nhà trường có trách nhiệm gì trong phòng, chống vi phạm PL về BVMT, vai trò của học sinh, sinh viên trong công tác phòng, chống vi phạm PL về BVMT.
Ngày tháng năm 2021
NGƯỜI BIÊN SOẠN
MỞ ĐẦU
Thực tiễn tình hình giao thông hiện nay có rất nhiều vấn đề đang đặt ra cần phải giải quyết: Tai nạn giao thông vẫn ở mức cao, trong 10 năm chết hơn 100.000 người (đất nước hoà bình mà chết như chiến tranh); kiến thức, kỹ năng điều khiển phương tiện, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của nhiều người tham gia giao thông còn rất kém và tình trạng coi thường pháp luật, vi phạm trật tự, an toàn giao thông; ùn tắc giao thông vẫn rất phức tạp, nhất là tại các thành phố lớn; tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật trên các tuyến giao thông diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và hình ảnh của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Do đó, việc thực hiện Luật đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và tuyên truyền mọi người chấp hành luật là hết sức cấp thiết, đặt yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khoẻ và tài sản của người tham gia giao thông lên một bước quan trọng, giải quyết tình hình thực tiễn đang đặt ra hiện nay.
Phần II. NỘI DUNG