NHẬN THỨC VỀ PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN QPAN HP2 (Trang 111 - 114)

BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG

1. Khái niệm phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giaothông thông

- Phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều hình thức, biện pháp hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm ngăn chặn, hạn chế làm giảm và từng bước loại trừ vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ra khỏi đời sống xã hội.

- Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật, tiến hành tổng hợp các biện pháp theo quy định để chủ động nắm tình hình, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông do cá nhân, tổ chức thực hiện, từ đó áp dụng các biện pháp xử lý tương ứng với mức độ của các hành vi vi phạm đó, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

2. Chủ thể và mối quan hệ phối hợp trong thực hiện phòng, chống vi phạmpháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

- Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. - Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.

- Các cơ quan bảo vệ pháp luật (Các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án). - Các tổ chức xã hội và tổ chức quần chúng tự quản.

- Các cơ quan quản lý kinh tế, giao thông, văn hóa, giáo dục, dịch vụ, du lịch. - Các Công dân.

3. Nội dung biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự,an toàn giao thông an toàn giao thông

- Tham mưu, đề xuất với Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật phục vụ phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

- Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đề ra chủ trương, biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương cụ thể.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho người dân.

- Tổ chức phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, gắn với vận động thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”, đảm bảo huy động sức mạnh của cả

hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

- Tổ chức thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng ngành, từng lực lượng theo quy định của pháp luật.

- Phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp tốt các ngành, các cấp, các lực lượng và các tổ chức xã hội trong việc thực hiện phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

4. Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thôngtrong nhà trường trong nhà trường

a. Trách nhiệm của nhà trường

- Triển khai “Tháng cao điểm an toàn giao thông cho HS tới trường” hàng năm vào khoảng tháng 9 để đẩy mạnh giáo dục kiến thức, quy định về ATGT cho học sinh.

- Tuyên truyền về Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

- Thông qua đó giáo dục học sinh nắm vững các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông với các nội dung trọng tâm là:

- Những quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.

- Những tiêu chí văn hoá giao thông.

- Những Nội quy, quy định của nhà trường nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

b. Trách nhiệm của sinh viên

Là một người tham gia giao thông các em học sinh cần nhận thấy rằng chúng ta cần phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo ATGT cho bản thân, gia đình và xã hội. Chúng ta cần nêu cao ý thức chấp hành luật giao thông, tích cực tham gia xây dựng văn hóa giao thông không chỉ bằng những lời nói mà cả bằng hành động cụ thể, thiết thực để góp phần làm giảm thiểu những thiệt hại do tai nạn giao thông gây nên

Là một người tham gia giao thông các em học sinh cần nhận thấy rằng

chúng ta cần phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân, gia đình và xã hội. Chúng ta cần nêu cao ý thức chấp hành luật giao thông, tích cực tham gia xây dựng văn hóa giao thông không chỉ bằng những lời nói mà cả bằng hành động cụ thể, thiết thực để góp phần làm giảm thiểu những thiệt hại do tai nạn giao thông gây nên.

*Chúng ta cần hiểu rõ trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông, cụ thể như sau :

- Chấp hành đúng quy định của các biển hiệu khi đi đường. - Lái xe an toàn, phù hợp với lứa tuổi.

- Đảm bảo đúng tốc độ.

- Nêu cao ý thức nhường đường, rẽ trái, rẽ phải… đúng quy định.

- Rèn luyện tính kiên nhẫn, chờ đợi khi gặp đèn tín hiệu giao thông hay tắc đường. - Không gây mất trật tự khi tham gia giao thông.

- Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắng máy,mô tô,... - Biết nhường đường cho người khác,rẽ trái,rẽ phải

- Chờ đợi khi gặp đường tín hiệu giao thông - Giúp đỡ người khác khi họ bị nạn

- Luôn luôn chấp hành đúng quy định giao thông,..

- Tuyên truyền vận động người thân và bạn bè thực hiện nghiêm chỉnh khi tham gia giao thông

KẾT LUẬN

“An toàn giao thông là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà và cả xã hội”, “Hãy ứng xử văn hoá khi tham gia giao thông”…Đây là thông điệp trên những tấm panô tuyên truyền trên các tuyến đường phố không chỉ ở tỉnh thành mà trong cả nước và đó cũng là thông điệp mà Chính phủ, Uỷ Ban ATGT quốc gia thường xuyên chỉ đạo đến các địa phương nhằm hạn chế TNGT. Điều đó đòi hỏi tất cả chúng ta hãy nhận thức sâu sắc và đúng về vấn đề ATGT và bằng việc làm của mình trong việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Mỗi lời nói gắn với việc làm của mỗi người, tuy rất nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội. Chấp hành đúng pháp luật về ATGT để đem lại hạnh phúc cho mình, cho mọi người, mọi nhà và cho toàn xã hội.

HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU

1. Nêu nhận thức chung về vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàngiao thông ? giao thông ?

2. Trình bày nội dung phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trậttự, an toàn giao thông? tự, an toàn giao thông?

3. Nhà trường có trách nhiệm gì trong Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảođảm trật tự, an toàn giao thông trong nhà trường ? đảm trật tự, an toàn giao thông trong nhà trường ?

Ngày tháng năm 2021

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN QPAN HP2 (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w