2.3.3.1. Phương pháp điều chế hệ dung môi eutectic
Phối hợp các thành phần HBA, HBD và nước theo các tỉ lệ thích hợp, sau đó đun nóng kết hợp khuấy trộn đến khi tạo thành chất lỏng trong suốt đồng nhất. Để nguội đến nhiệt độ phòng thu được hệ dung môi eutectic. Loại bỏ những hệ dung môi không thể tạo thành chất lỏng trong suốt đồng nhất trong quá trình bào chế hoặc kết tinh lại tại nhiệt độ phòng. Những hệ dung môi đồng nhất sẽ được tiếp tục sử dụng cho các thí nghiệm sau.
2.3.3.2. Khảo sát hệ dung môi eutectic
Mẫu đối chiếu: Cân chính xác khoảng 0,2000 g dược liệu vào ống nghiệm sau đó thêm
vào chính xác 4 ml methanol hoặc ethanol 70% hoặc nước. Tiến hành chiết nóng ở nhiệt độ 60°C trong 20 phút. Dịch chiết được lọc qua bông và sau đó lọc qua màng lọc 0,45µm.
Mẫu thử: Sử dụng các hệ dung môi eutectic đồng nhất được điều chế ở mục 2.3.3.1.
Cân chính xác khoảng 0,2000 g dược liệu vào ống nghiệm sau đó thêm vào chính xác 4 ml dung môi eutectic. Tiến hành chiết nóng ở nhiệt độ 60°C trong 20 phút. Dịch chiết được lọc qua bông và và sau đó lọc qua màng lọc 0,45µm.
Tiến hành sắc ký lỏng mẫu đối chiếu và các mẫu thử. Hàm lượng apigenin hoặc hàm lượng luteolin ở mẫu thử và mẫu đối chiếu được tính theo công thức:
Yi (mg/g) = (𝑆−𝑏).𝑉.100 𝑎.𝑚.(100−𝐴%).1000
Trong đó:
Yi: hàm lượng apigenin (Y1) hoặc hàm lượng luteolin (Y2) trong dịch chiết tính theo mg/g dược liệu khô
S: diện tích pic (µAU.s)
b: hệ số chặn của đường chuẩn V: thể tích mẫu thử (ml) a: hệ số góc đường chuẩn m: khối lượng dược liệu (g)
21
Mẫu thử có hàm lượng apigenin và hàm lượng luteolin cao nhất sẽ được lựa chọn để tiếp tục nghiên cứu.