Cấu tạo sắc ký khí kết hợp khối phổ (GC-MS) bao gồm thiết bị sắc ký khí kết nối với detector khối phổ. Sau khi phân tách bằng sắc ký khí, Detector khối phổ sẽ giúp xác định các cấu tử trong tinh dầu bằng cách so sánh phổ khối của chất cần phân tích với thư viện phổ. Đây là phương pháp được ứng dụng phổ biến hiện nay để định tính hay định lượng các thành phần trong tinh dầu.
Hệ thống máy sắc ký GC-MS gồm các bộ phận: Sắc ký khí Agilent Technologies 7890 A và hệ thống MS gồm có Agilent Technologies 5975 C, cột sắc ký DB- 5MS với các thông số: chiều dài cột 30 m, đường kính cột 0,25 mm, kích thước hạt nhồi 0,25 μm (30 m/0,25 mm/0,25 μm). Loại khí mang được sử dụng là Helium với tốc độ khí mang 1 ml/phút. Dùng dung
môi n-hexan để pha loãng tinh dầu, thể tích tiêm mẫu 1 microlit, chế độ chia
dòng 50:1.
Nhiệt độ được cài đặt như sau: 60 °C trong 15 phút đầu, sau đó tăng dần nhiệt độ lên 180 °C (3 °C/phút), tổng thời gian phân tích 70 phút.
Xác định các thành phần trong tinh dầu dựa trên nguyên lý so sánh độ trùng lặp về phổ khối của các chất có sẵn trong thư viện. Thêm vào đó, giá trị RI được so sánh với các dữ liệu trong thư viện NIST và cơ sở dữ liệu đã được công bố. Giá trị RI được tính theo thời gian lưu thực tế các pic trong mẫu phân tích và thời gian lưu các alkan trong dãy đồng đẳng alkan từ C9 đến C20 tiến hành ở cùng điều kiện sắc ký. Công thức tính RI:
𝑅𝐼 = 100. 𝑛 + 100. 𝑅𝑇𝑥 − 𝑅𝑇𝑛
𝑅𝑇𝑛+1− 𝑅𝑇𝑛
Trong đó:RTx: Thời gian lưu của chất phân tích;
R: Thời gian lưu của alkan liền trước pic phân tích;
RTn+1: Thời gian lưu của alkan liền sau pic phân tích;
n: Số nguyên tử carbon của alkan liền trước pic phân tích.