Sắc ký lớp mỏng dịch chiết các bộ phận cây Cam núi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng kháng khuẩn cây cam núi (toddalia asiatica (l )lam ), họ cam ( rutaceae) (Trang 35 - 38)

Tiến hành triển khai sắc kí trên 2 hệ dung môi. Kết quả sắc kí đồ được trình

bày ở hình 3.6hình 3.7.

Hình 3.6. Ảnh chụp sắc kí đồ dịch chiết cành nhỏ, lá của cây Cam núi hệ I (A) UV 254 nm trước khi phun thuốc thử NP/PEG

(B) UV 366 nm trước khi phun thuốc thử NP/PEG (C) UV 366 nm sau khi phun thuốc thử NP/PEG

1. Cành 2. Lá

Nhận xét:

Ở bước sóng 366 nm sau khi phun TT NP/PEG, quan sát thấy màu sắc và vị trí vết tương ứng trên SKĐ của dịch chiết cành và lá Cam núi. Các vết có huỳnh quang màu đỏ là của clorophyl, có thể quan sát thấy số lượng vết clorophyl trong lá nhiều hơn so với trong cành. Bên cạnh đó, SKĐ dịch chiết cành và lá có một số

vết tương đồng với giá trị Rf lần lượt là 0,32; 0,44 và 0,83 có huỳnh quang màu

sau khi phun TT NP/PEG chứng tỏ có sự tương đồng nhất định trong thành phần hóa học của dịch chiết lá và dịch chiết quả. Ngoài ra, có một số vết được quan sát thấy trên SKĐ của dịch chiết cành nhưng không quan sát thấy trên SKĐ dịch chiết

lá, ví dụ vết màu vàng nâu có Rf = 0,03.

Hình 3.7. Ảnh chụp sắc kí đồ dịch chiết cành, lá của cây Cam núi hệ II (A) UV 254 nm trước khi phun thuốc thử NP/PEG

(B) UV 366 nm trước khi phun thuốc thử NP/PEG (C) UV 366 nm sau khi phun thuốc thử NP/PEG

1. Cành 2. Lá

Nhận xét:

Với hệ dung môi số 2 là hệ phân cực hơn thì SKĐ cành nhỏ và lá có những điểm khác biệt rõ ràng. SKĐ cành nhỏ có 3 vết: màu xanh, màu nâu cam, màu

cam. SKĐ lá có 2 vết: màu xanh lá, màu xanh dương.

Ở bước sóng 366 nm sau khi phun thuốc thử, trong sắc kí đồ của cành có

xuất hiện vết có huỳnh quang màu nâu cam ở Rf = 0,58, trong khi đó sắc ký đồ

dịch chiết lá không xuất hiện vết này. Tại Rf = 0,37 sắc ký đồ của dịch chiết lá có

vết huỳnh quang màu xanh lá nhưng vết này không xuất hiện trên sắc kỳ đồ của dịch chiết thân. Nhận thấy trên SKĐ của dịch chiết cành có các vết màu cam nhưng trên SKĐ của dịch chiết lá không có, các vết này thường là flavonoid. Kết quả này phù hợp với kết quả định tính sơ bộ bằng các phương pháp hóa học.

Mặt khác, sắc kí đồ của cành và lá có những điểm tương đồng khi có các vết

phát huỳnh quang với màu sắc và vị trí tương đương nhau lần lượt ở Rf = 0,42, Rf

= 0,73, Rf =94 tuy nhiên sắc kí đồ của cành có cường độ vết đậm hơn so với trong

sắc kí đồ của lá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng kháng khuẩn cây cam núi (toddalia asiatica (l )lam ), họ cam ( rutaceae) (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)