Phương pháp chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc của các chất phân lập

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học của hành lý sơn ( allium ascalonicum l ) (Trang 28)

được

2.3.2.1. Phương pháp chiết xuất

Dược liệu được chiết xuất bằng phương pháp chiết ngâm (2 lần) với dung môi là EtOH 90%. Dịch chiết EtOH được gộp lại, cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm để thu được cao tổng.

Cao tổng được phân tán với nước nóng, chiết lỏng – lỏng lần lượt với các dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan và ethyl acetat. Dịch chiết các phân đoạn được cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm, dịch chiết nước còn lại được cô cách thủy ở nhiệt độ 80oC, thu được các cao phân đoạn tương ứng: cao n-hexan, ethyl acetat và cắn nước.

2.3.2.2. Phương pháp phân lập chất

Trước khi phân lập chất, khảo sát cao phân đoạn bằng sắc ký lớp mỏng với các hệ dung môi khác nhau để lựa chọn pha động. Sử dụng phương pháp sắc ký cột để phân lập các chất. Các bước tiến hành:

+ Lựa chọn chất nhồi cột (pha tĩnh): silica gel cỡ hạt 0,040 – 0,063 mm (Merck) + Dung môi rửa giải (pha động): hỗn hợp được pha từ các dung môi thường dùng:

n-hexan, dichloromethan, ethyl acetat, methanol, nước theo tỷ lệ thích hợp đã được khảo

sát qua sắc ký lớp mỏng.

+ Chuẩn bị cột sắc ký: cột thủy tinh có khóa, đường kính và chiều dài phù hợp với lượng chất đưa lên cột, rửa sạch, tráng cột bằng aceton, để khô, cố định trên giá theo phương thẳng đứng. Cho một lớp bông vào đáy cột.

+ Nhồi cột: cân lượng silica gel phù hợp cho vào cốc có mỏ, thêm dung môi rửa giải, khuấy đều cho đến khi hết bọt. Cho hỗn dịch trên vào cột đã chuẩn bị. Mở khóa

20

cột, rót tiếp dung môi để cột hết bọt khí và ổn định. Giữ lại 1 ít dung môi để cột không bị khô trước khi khóa cột và chuẩn bị đưa mẫu lên cột.

+ Chuẩn bị mẫu: mẫu được hòa tan trong một lượng dung môi tối thiếu đến khi tan hoàn toàn, sau đó trộn đều với một lượng silica gel (tối thiểu); loại dung môi đến khi thu được bột khô và tơi hoặc có thể dùng chày sứ nghiền thành bột mịn. Nếu chạy cột pha đảo chỉ cần hòa tan mẫu trong dung môi thích hợp.

+ Nạp mẫu: đưa từ từ mẫu lên cột tránh vón thành cục và xuất hiện nhiều bọt khí. Sau khi nạp mẫu xong, thêm một lớp bông hoặc cho một lượng nhỏ silica gel lên cột để tránh xáo trộn lớp bề mặt khi tiếp dung môi.

+ Rửa giải: cho hệ dung môi rửa giải thích hợp vào cột đã được nạp mẫu. Trong quá trình rửa giải liên tục bổ sung dung môi để đảm bảo cột không bị khô.

+ Thu dịch: hứng dịch rửa giải vào các lọ, ống nghiệm với thể tích phù hợp. Kiểm tra dịch thu được bằng sắc ký lớp mỏng để dồn các lọ, ống nghiệm có cùng sắc ký đồ. Loại dung môi thu được cắn.

+ Kiểm tra độ tinh khiết: các hợp chất phân lập được kiểm tra sơ bộ bằng sắc ký lớp mỏng và phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR).

2.3.2.3. Phương pháp xác định cấu trúc hợp chất phân lập được

Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được dựa trên tính chất cảm quan, nhiệt độ nóng chảy, phổ khối, phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) và so sánh với các dữ liệu phổ đã được công bố trước đó.

21

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ thường gặp trong hành Lý Sơn

Kết quả định tính các nhóm chất có trong hành Lý Sơn bằng phản ứng hóa học được trình bày trong Hình 3.1 và Bảng 3.1.

Carotenoid Phytosterol Coumarin Saponin

Acid hữu cơ Flavononid Đường khử Chất béo

Tanin Glycosid tim

Hình 3.1: Kết quả định tính các nhóm chất trong hành Lý Sơn

Bảng 3.1: Kết quả định tính các nhóm chất trong hành Lý Sơn

STT Nhóm chất Phản ứng Kết quả Kết luận

1 Chất béo Tạo vết mờ trên giấy lọc - Không có

2 Carotenoid Phản ứng với H2SO4 đặc - Không có

3 Phytosterol Phản ứng Liebermann – Burchard + Có

4 Saponin Phản ứng tạo bọt + Có

22 5 Coumarin Phản ứng mở đóng vòng lacton + Có Phản ứng Diazo hóa + 6 Flavonoid Phản ứng cyanidin ++ Có Phản ứng với dd FeCl3 5% ++ Phản ứng với kiềm +

7 Acid hữu cơ Phản ứng với tinh thể Na2CO3 - Không có

8 Acid amin Phản ứng với ninhydrin ++ Có

9 Tannin

Phản ứng với FeCl3 5% ++

Không có

Phản ứng với chì acetat 10% -

Phản ứng với gelatin 1% -

10 Đường khử tự do Phản ứng với TT Fehling A/B + Có

11 Polysaccharid Phản ứng với thuốc thử Lugol + Có

12 Glycosid tim Phản ứng Liebermann- Burchard - Không có Phản ứng Baljet - Phản ứng Legal - Chú thích: (-): Phản ứng âm tính, (+): Phản ứng dương tính, (++): Phản ứng dương tính rõ

Nhận xét: Qua kết quả của các phản ứng định tính, sơ bộ thấy trong củ hành Lý

Sơn có chứa phytosterol, saponin, flavonoid, coumarin, đường khử tự do, acid amin và polysaccharid.

3.2. Kết quả chiết xuất cao tổng và cao phân đoạn

3,5 kg dược liệu khô hành Lý Sơn được chiết ngâm bằng EtOH 90% ở nhiệt độ phòng, 2 lần, mỗi lần 24 h. Lọc loại bã dược liệu, gộp các dịch chiết và cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm thu được 605,29 g cao EtOH 90% (độ ẩm 11,65%), lưu mẫu 9,92 g. Phân tán 595,37 g cao tổng trong nước nóng và chiết phân đoạn lần lượt với các dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan và EtOAc. Gộp các dịch chiết tương ứng và cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm thu được 25,01 g cao phân đoạn n-hexan, 36,35 g cao phân đoạn EtOAc và 450,06 g cắn nước. Quy trình chiết xuất cao tổng và các cao phân đoạn được thể hiện ở hình 3.2.

23

Hình 3.2: Sơ đồ quy trình chiết xuất cao tổng và cao phân đoạn

3.3. Kết quả phân lập các hợp chất từ hành Lý Sơn

Tiến hành phân lập chất từ cao chiết phân đoạn ethyl acetat của hành Lý sơn.

Chuẩn bị mẫu: 33,16 g cao ethyl acetat được tẩm với lượng silica gel vừa đủ. Chuẩn bị cột sắc ký: cột thủy tinh được làm sạch treo trên giá thẳng đứng, dài 80

cm, đường kính 7 cm, lót một lớp bông mỏng dưới đáy cột.

Chuẩn bị chất nhồi cột: chất nhồi cột là silica gel pha thuận, kích thước hạt 0,040

- 0,063 mm (Merck). Silica gel được ngâm với dicloromethan.

Nhồi cột: cho chất nhồi cột vào cột. Sau khi đưa hết silica gel lên cột, tiếp tục gõ

nhẹ, đều và đối xứng xung quanh thân cột tới khi bề mặt lớp silica gel ổn dịnh. Cho dung môi chảy qua cột trong vòng 15 phút để ổn định cột.

1. Chiết phân đoạn với EtOAc, 3 lần x 1 lít/ lần. 2. Cất thu hồi dung môi EtOAc.

Dịch chiết nước Cao EtOAc (36,35 g)

Cắn nước (450,06 g) 3,5 kg dược liệu khô

Cao tổng EtOH 90% (605, 29 g)

1. Chiết ngâm với EtOH 90% với tỷ lệ 7:1 (dm/ dl) ở nhiệt độ phòng, 2 lần x 24h/ lần.

2. Lọc, gộp dịch chiết, cất thu hồi dung môi.

Lưu làm đối chiếu (9,92 g) 1. Phân tán cao tổng trong 1 lít nước nóng

2. Chiết phân đoạn với n- hexan, 3 lần x 1 lít/ lần. 3. Cất thu hồi dung môi n- hexan.

24

Nạp mẫu: tiến hành nạp mẫu theo phương pháp nạp mẫu khô. Sau khi ổn định

cột, bề mặt dung môi cách bề mặt silica gel khoảng 2 cm thì cho từ từ mẫu lên cột. Dùng một lớp bông để bảo vệ bề mặt cột.

Dung môi khai triển: hệ dung môi gradient dicloromethan – methanol (100:1 –

1:100, tt/tt).

Tiến hành: Triển khai sắc ký với hệ dung môi đã chọn, thu dịch rửa giải vào các

bình nón thể tích 250 ml được các phân đoạn riêng biệt, mỗi phân đoạn 100 ml. Khảo sát dịch rửa giải thu được bằng SKLM, gộp dịch các bình có sắc ký đồ giống nhau, cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được các phân đoạn nhỏ.

Kết quả: Thu được 11 phân đoạn, ký hiệu là E1, E2, E3, …, E11.

Phân đoạn E4 (3,91 g) tiếp tục được phân lập bằng sắc ký cột pha thường với hệ dung môi diclomethan – ethyl acetat (50:1 – 0:100, tt/tt) thu được hợp chất AA1 (20 mg).

Phân đoạn E6 (3,24 g) xuất hiện kết tủa màu vàng, rửa tủa và kết tinh lại nhiều lần với hệ dung môi diclomethan - methanol (80:1, tt/tt) thu được hợp chất AA2 (50 mg).

Phân đoạn E8 (1,27 g) được phân lập bằng sắc ký cột pha đảo với hệ dung môi methanol – nước (1:2, tt/tt) thu được hợp chất là AA4 (10 mg).

Quá trình phân lập các hợp chất từ cao ethyl acetat được thể hiện ở hình 3.3:

Hình 3.3: Sơ đồ quy trình phân lập các hợp chất từ hành Lý Sơn

Sắc ký đồ TLC của các hợp chất AA1, AA2, AA4 so với cao chiết ethyl acetat được thể hiện ở hình 3.4:

Cao ethyl acetat (36,35 g)

CC, D-M gradient

E1, E2, E3

E5, E7, E10, E11 E4

E6 Rửa tủa, D-M (80:1, tt/tt) AA1 (20 mg) AA2 (50 mg) CC, D-E (50:1-0:100, tt/tt) E8 AA4 (10 mg) CC, M-W (1:2, tt/tt)

25

Hình 3.4: Sắc ký đồ của hợp chất AA1, AA2, AA4 so với các cao chiết

T: Cao tổng, E: Cao ethyl acetat

Hệ dung môi diclomethan:methanol (10:1, tt/tt)

Hình ảnh quan sát dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 254 nm (A), ánh sáng thường sau khi nhúng dung dịch acid sulfuric10% trong ethanol 96% (TT) và sấy nóng

ở 105oC (B) và ánh sáng tử ngoại bước sóng 366 nm (C).

Như vậy, ba hợp chất gồm AA1 (20 mg), AA2 (50 mg) và AA4 (10 mg) đã được phân lập từ cao chiết ethyl acetat của dược liệu hành Lý Sơn. Các hợp chất này được kiểm tra tính chất vật lý và dữ liệu các phổ NMR, MS để xác định cấu trúc hóa học.

3.4. Kết quả xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được

3.4.1. Hợp chất AA1

Tính chất: AA1 là chất rắn màu vàng, nóng chảy ở 313 - 314ºC.

ESI-MS: m/z 301,00 [M-H]-, C15H10O7 (M=302,24).

1H-NMR (600 MHz, DMSO-d6), δH (ppm): 12,48 (1H, s, 5-OH), 10,77 (1H, s,

7-OH), 9,56 (1H, s, 3-OH), 9,34 (2H, s, 3ʹ, 4ʹ-OH), 7,67 (1H, d, J = 2,4 Hz, H-2ʹ), 7,53 (1H, dd, J = 2,4; 8,4 Hz, H-6ʹ), 6,87 (1H, d, J = 8,4 Hz, H-5ʹ), 6,40 (1H, d, J = 1,8 Hz, H-8), 6,18 (1H, d, J = 2,4Hz, H-6).

13C-NMR (150 MHz, DMSO-d6), δC (ppm): 146,8 (C-2), 135,7 (C-3), 175,8 (C-

4), 160,7 (C-5), 98,1 (C-6), 163,8 (C-7), 93,3 (C-8), 156,1 (C-9), 102,9 (C-10), 121,9 (C-1ʹ), 115,0 (C-2ʹ), 145,0 (C-3ʹ), 147,7 (C-4ʹ), 115,5 (C-5ʹ), 119,9 (C-6ʹ).

Phổ 1H-NMR của hợp chất AA1 xuất hiện tín hiệu của 2 vòng thơm của flavonol trong đó có cặp tín hiệu doublet của proton vòng A bị thế meta [δH 6,18 (1H, d, J = 2,4

26

Hz, H-6) và 6,40 (1H, d, J = 1,8 Hz, H-8); ba tín hiệu tương tác ABX của vòng B [δH 7,67 (1H, d, J = 2,4 Hz, H-2'), 6,87 (1H, d, J = 8,4 Hz, H-5') và 7,53 (1H, dd, J = 2,4; 8,4 Hz, H-6'). Đồng thời, phổ 1H-NMR của AA1 còn xuất hiện các tín hiệu proton thuộc nhóm –OH ở δH 12,48 (1H, s, 5-OH), 10,77 (1H, s, 7-OH), 9,34 (2H, s, 3', 4'-OH) và 9,56 (1H, s, 3-OH).

Phổ 13C-NMR của AA1 xuất hiện tín hiệu của 15 carbon đặc trưng cho khung flavonol, bao gồm 1 carbon của nhóm keton ở δC 175,8 (C-4), 7 carbon liên kết với oxy ở δC 146,8, 135,7, 145,0, 147,7, 160,7, 163,8 và 156,1 được xác định lần lượt tại C-2, C-3, C-3', C-4', C-5, C-7, C-9, 5 carbon methin tại δC 98,1 (C-6), 93,3 (C-8), 115,0 (C- 2ʹ), 115,5 (C-5ʹ) và 119,9 (C-6ʹ) và 2 carbon bậc 4 tại δC 102,9 (C-10), 121,9 (C-1ʹ).

Phổ HMBC của AA1 cho thấy các tương tác từ H-6 (δH 6,18) tới C-5 (δC 160,7)/ C-7 (δC 163,8)/ C-8 (δC 93,3)/C-10 (δC 102,9); từ H-8 (δH 6,40) tới C-7 (δC 163,8)/ C-6 (δC 98,1)/ C-9 (δC 156,1)/C-10 (δC 102,9); từ H-2ʹ (δH 7,67) tới C-1ʹ (δC 121,9)/ C-3ʹ (δC 145,0)/ C-4ʹ (δC 147,7); tương tác từ H-6ʹ (δH 7,53) tới C-5ʹ (δC 115,5)/ C-4ʹ (δC 147,7). Phổ EIS-MS cho pic ion giả phân tử tại m/z 301,00 [M-H]- gợi ý công thức phân tử của hợp chất AA1 là C15H10O7 (M = 302,24).

Từ các dữ liệu trên, kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo [50], cấu trúc của hợp chất AA1 được xác định là 3,3',4',5,7-pentahydroxyflavon hay quercetin (Hình 3.5).

Bảng 3.2: Dữ liệu phổ NMR của AA1 và quercetin

Vị trí C/H

AA1 Quercetin [50]

a,bδC a,cδH a,dδC a,dδH

2 146,8 - 147,3 - 3 135,7 - 136,1 - 4 175,8 - 176,3 - 5 160,7 - 161,1 - 6 98,1 6,18 (1H, d, J = 2,4 Hz) 98,6 6,19 (1H, d, J = 2,1) 7 163,8 - 164,3 - 8 93,3 6,40 (1H, d, J = 1,8 Hz) 93,8 6,42 (1H, d, J = 2,1 Hz) 9 156,1 - 156,6 - 10 102,9 - 103,4 - 1' 121,9 - 122,4 -

27 2' 115,0 7,67 (1H, d, J = 2,4 Hz) 115,5 7,66 (1H, d, J = 2,1 Hz) 3' 145,0 - 145,5 - 4' 147,7 - 148,1 - 5' 115,5 6,87 (1H, d, J = 8,4 Hz) 116,0 6,88 (1H, d, J = 8,4 Hz) 6' 119,9 7,53 (1H, dd, J = 2,4; 8,4 Hz) 120,5 7,53 (1H, dd, J = 2,1; 8,4 Hz) 3-OH - 9,56 (1H, s) 9,69 (1H, s) 5-OH - 12,48 (1H, s) 12,47 (1H, br s) 7-OH - 10,77 (1H, s) 10,93 (1H, s) 3', 4'-OH - 9,34 (1H, s) 9,35 (1H, s)

a) Đo trong DMSO; b) Tần số 150 MHz; c) Tần số 600 MHz; d) Tần số 500MHz

Hình 3.5: Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC của hợp chất AA1 (quercetin).

3.4.2. Hợp chất AA2

Tính chất: AA2 là chất rắn màu vàng, nóng chảy ở 306 - 307ºC.

ESI-MS: m/z 315,05 [M-H]-, C16H12O7 (M=316,26). 1H-NMR (600 MHz, DMSO-d6), δH (ppm): 12,46 (1H, s, 5-OH), 7,75 (1H, d, J = 1,8 Hz, H-2ʹ), 7,69 (1H, dd, J = 2,4; 8,4 Hz, H-6ʹ), 6,94 (1H, d, J = 8,4 Hz, H-5ʹ), 6,47 (1H, d, J = 2,4 Hz, H-8), 6,19 (1H, d, J = 1,8 Hz, H-6), 3,84 (3H, s, 3′-OCH3). 13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6), δC (ppm): 148,8 (C-2), 135,6 (C-3), 175,8 (C- 4), 156,1 (C-5), 98,1 (C-6), 163,9 (C-7), 93,5 (C-8), 160,6 (C-9), 102,9 (C-10), 121,9 (C-1ʹ), 111,7 (C-2ʹ), 146,6 (C-3ʹ), 147,3 (C-4ʹ), 115,5 (C-5ʹ), 121,6 (C-6ʹ), 55,7 (3′- OCH3).

Phổ NMR của AA2 tương tự như AA1, tuy nhiên AA2 xuất hiện thêm tín hiệu của 1 nhóm methoxy tại 3,84 và 55,7 ppm. Vị trí của nhóm methoxy được xác định thông qua các tương tác trên phổ HMBC giữa proton của nhóm methoxy (δH 3,84), H- 2′ (δH 7,75) và H-5′ (δH 6,94) với carbon C-3′ (δC 146,6).

28

Phổ EIS-MS cho pic ion giả phân tử tại m/z 315,05 [M-H]- gợi ý công thức phân tử của hợp chất AA2 là C16H12O7 (M = 316,26).

Từ các dữ liệu trên, kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo [16], cấu trúc của hợp chất AA2 được xác định là isorhamnetin (Hình 3.6).

Bảng 3.3: Dữ liệu phổ NMR của hợp chất AA2 và isorhamnetin

Vị trí C/H

AA2 Isorhamnetin [16]

a,bδC a,cδH a,dδC a,dδH

2 148,8 - 148,6 - 3 135,6 - 135,6 - 4 175,8 - 175,7 - 5 156,1 - 156,0 - 6 98,1 6,19 (1H, d, J = 1,8 Hz) 98,1 6,20 (1H, d) 7 163,9 - 163,7 - 8 93,5 6,47 (1H, d, J = 2,4 Hz) 93,5 6,48 (1H, d) 9 160,6 - 160,3 - 10 102,9 - 102,9 - 1' 121,9 - 121,8 - 2' 111,7 7,75 (1H, d, J = 1,8 Hz) 111,5 7,75 (1H, m) 3' 146,6 - 146,4 - 4' 147,3 - 147,2 - 5' 115,5 6,94 (1H, d, J = 1,8; 8,4 Hz) 115,3 6,94 (1H, d) 6' 121,6 7,69 (1H, dd, J = 1,8 Hz) 121,6 7,69 (1H, m) 3′-OCH3 55,7 3,84 (3H, s) 55,6 3,84 (3H, s) 5-OH 12,46 (1H, s) 12,46 (1H, s)

29

Hình 3.6: Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC của hợp chất AA2

(isorhamnetin)

3.4.3. Hợp chất AA4

AA4 là chất rắn màu nâu nhạt, nóng chảy ở 276 - 277ºC.

ESI-MS: m/z 479,30 [M+H]+, C22H22O12 (M=478,4). 1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6), δH (ppm): 12,39 (1H, s, 5-OH), 7,79 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2ʹ), 7,75 (1H, dd, J = 2,0; 8,5 Hz, H-6ʹ), 7,24 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-5ʹ), 6,50 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 6,20 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 3,84 (3H, s, 3′-OCH3), 5,03 (1H, d, J = 7,0 Hz, H-1ʺ), 3,17 – 3,38 (m, H-2ʺ, H-3ʺ, H-4ʺ, H-5ʺ, H-6ʺ). 13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6), δC (ppm): 156,2 (C-2), 136,5 (C-3), 176,1 (C- 4), 160,7 (C-5), 98,3 (C-6), 164,1 (C-7), 93,7 (C-8), 156,2 (C-9), 103,1 (C-10), 121,2 (C-1ʹ), 124,6 (C-2ʹ), 148,6 (C-3ʹ), 148,0 (C-4ʹ), 145,9 (C-5ʹ), 111,8 (C-6ʹ), 55,9 (3′- OCH3), 99,7 (C-1ʺ), 73,2 (C-2ʺ), 76,8 (C-3ʺ), 69,7 (C-4ʺ), 77,1 (C-5ʺ), 60,6 (C-6ʺ).

Phân tích phổ NMR của AA4 so với AA2 cho thấy có sự tương đồng, ngoại trừ sự xuất hiện của 1 gốc đường β-glucopyranosyl trong cấu trúc của AA4 với tín hiệu của proton anomeric [δH 5,03 (1H, d, J = 7,0 Hz, H-1ʺ)] và các proton của nhóm

hydroxymethin và hydroxymethylen nằm trong vùng trường 3,17 – 3,38 ppm cũng như sự xuất hiện của 6 tín hiệu carbon tại δC 99,7, 77,1, 76,8, 73,2, 69,7, 60,6. Vị trí của gốc

đường được xác định tại C-4′ thông qua tương tác HMBC giữa proton anomeric (δH

5,03), H-2′ (δH 7,79), H-5′ (δH 7,24) và H-6′ (δH 7,75) với C-4′ (δC 148,0). Nhóm methoxy

cũng được xác định thông qua tương tác HMBC giữa proton của nhóm methoxy (δH

3,84), H-2′, H-5′ với carbon C-3′ (δC 148,6).

Phổ EIS-MS cho pic ion giả phân tử tại m/z 479,30 [M+H]+ gợi ý công thức phân tử của hợp chất AA4 là C22H22O12 (M = 478,4).

Từ các dữ liệu trên, kết hợp so sánh với tài liệu [36], cấu trúc của AA4 được xác định là isorhamnetin-4ʹ-O-glucosid (Hình 3.7).

30

Bảng 3.4: Dữ liệu phổ NMR của hợp chất AA4 và isorhamnetin-4ʹ-O-glucosid

Vị trí C/H

AA4 Isorhamnetin-4ʹ-O-glucosid [36]

a,bδC a,cδH a,bδC a,cδH

2 156,2 3 136,5 4 176,1 5 160,7 6 98,3 6,20 (1H, d, J = 2,0 Hz) 6,20 (1H, d, J = 2,2 Hz) 7 164,1 8 93,7 6,50 (1H, d, J = 2,0 Hz) 6,50 (1H, d, J = 2,2 Hz) 9 156,2 10 103,1 1’ 121,2 2’ 124,6 7,79 (1H, d, J = 2,0 Hz) 7,79 (1H, d, J = 2,4 Hz) 3’ 148,6 4’ 148,0 5’ 145,9 7,24 (1H, d, J = 8,5 Hz) 7,24 (1H, d, J = 8,8 Hz) 6’ 111,8 7,75 (1H, dd, J = 2,0; 8,5 Hz) 7,77 (1H, dd, J = 2,4; 8,8 Hz) 3’- OCH3 55,9 3,85 (3H, s) 3,80 (3H, s) 1’’ 99,7 5,03 (1H, d, J = 7,0 Hz) 2’’ 76,9 3’’ 69,7 4’’ 73,2 5’’ 77,1 6’’ 60,6 3,17 (2H, m) 5-OH 12,39 (1H, s) 12,43 (1H, s)

31

Hình 3.7: Cấu trúc hóa học của hợp chất AA4 (isorhamnetin-4ʹ-O-glucosid)

3.5. Bàn luận

Quá trình nghiên cứu đã bước đầu xác định được các nhóm hợp chất chính và phân lập được một số hợp chất trong dược liệu hành Lý Sơn.

3.5.1. Về kết quả định tính các nhóm chất thường gặp trong mẫu dược liệu bằng phản ứng hóa học ứng hóa học

Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất thường gặp bằng phản ứng hóa học cho

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học của hành lý sơn ( allium ascalonicum l ) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)