Rau đắng biển đã được dùng từ hàng nghìn năm trước bởi người Ấn Độ để tăng hiểu biết, học tập và trí nhớ. Ngoài ra, người Ấn Độ để giúp ăn ngon, lợi tiểu và đắp lên những nơi đau nhức do tê thấp. Tại Việt Nam, một số địa phương dùng Rau đắng biển làm rau ăn sống hoặc nấu ăn. Một số người còn dùng cây này để sắc uống chữa ho, làm thuốc lợi tiểu và bổ thận. Trong sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam còn có một đơn thuốc chữa rắn cắn có chứa cây Rau đắng biển [3].
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành đối với Rau đắng biển để tìm hiểu thêm về các tác dụng của loài cây này. Một nghiên cứu của Kumar và cộng sự đã chỉ ra rằng các hoạt chất trong cao khô cây Rau đắng biển có hoạt tính gây độc tế bào trên dòng tế bào ung thư bạch cầu cổ trướng Dalton [44]. Sukumaran và cộng sự đã tổng hợp các tác dụng dược lý thần kinh và nhận thức của cây Rau đắng biển. Họ cũng đã cho thấy một cái nhìn chi tiết hơn về cơ chế tác dụng của Rau đắng biển trên hoạt tính chống oxy hóa, chống viêm, chống apoptosis, cũng như trên tác dụng tăng cường hoạt động thần kinh như học tập và ghi nhớ [81]. Ngoài ra, một nghiên cứu khác, sử dụng các bacoside của Rau đắng biển trên mô hình chuột gây stress bởi môi trường lạnh, thiếu oxy và nuôi nhốt, cho thấy các chất này có hoạt tính chống căng thẳng thông qua việc điều hòa biển hiện của Hsp70, điều hòa hoạt tính của superoxide dismutase và cytochrome P450 ở vùng hồi hải mã ở não chuột [16]. Hợp chất bacoside A trong Rau đắng biển đã được chứng minh rằng có khả năng cải thiện bệnh Alzheimer. Cơ chế tác dụng của bacoside A đối với bệnh Alzheimer cũng đã được nghiên cứu khá chi tiết và cũng đã có những thử nhiệm lâm sàng, tiền lâm sàng cho tác dụng này. Các cơ chế có thể kể đến như tăng cường trí nhớ và trí não, giảm viêm, giảm các gốc oxy hóa, giảm tích lũy β-amyloid và độc tính của nó [5]. Sandhya và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng của cao khô Rau đắng biển trên hành vi và các dấu ấn oxy hóa trên mô hình tự kỷ gây bởi muối natri của VPA. Kết quả cho thấy các hành vi được cải thiện và các dấu ấn oxy hóa cũng như giải phẫu mô bệnh học có sự cải thiện đáng kể [72].
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu đã được tiến hành để nghiên cứu các tác dụng của dược liệu này. Nghiên cứu về tác dụng của cao khô Rau đắng biển liều 50 mg/kg trên suy giảm nhận thức do thiếu máu não cục bộ trên chuột nhắt đã được tiến hành tại Viện Dược liệu. Mô hình của nghiên cứu này gồm mô hình thiếu máu não in vivo và in
17
vitro, tương ứng với gây thiếu máu não cục bộ trên chuột bằng thắt tạm thời 2 động
mạch cảnh chung T2VO và gây thiếu máu cục bộ với tế bào hồi hải mã nuôi cấy. Chuột thiếu máu não cục bộ sau đó được đánh giá bằng thử nghiệm nhận diện đồ vật. Tế bào được gây thiếu máu não bằng môi trường thiếu oxy và glucose được đánh giá bằng đo lường hấp thu propidium iodid, nhuộm kép tế bào bằng propidium iodid và đánh dấu đuôi dUTP-biotin thông qua TdT và kỹ thuật Western blot. Kết quả cho thấy cao khô định chuẩn Rau đắng biển đã khắc phục được sự suy giảm nhận thức trên cả hai mô hình
in vivo và in vitro. Thêm vào đó, bacopaside I cũng đã được chứng minh có tác dụng
bảo vệ tế bào thần kinh nuôi cấy trong mô hình thiếu máu cục bộ in vitro. Các tác dụng này đã được chứng minh có liên quan đến con đường PKC và PI3K/AKT [48]. Một nghiên cứu khác về cao khô Rau đắng biển liều 50 mg/kg cũng đã được tiến hành tại Viện Dược liệu để tìm hiểu thêm về tác dụng cải thiện trí nhớ trên chuột. Các tiêu chí đánh giá gồm có đánh giá về hành vi qua thử nghiệm mê lộ chữ Y cải tiến, hóa mô miễn dịch, phân tích trình tự RNA, nuôi cấy các nguyên bào thần kinh (Neural Progenitor Cells, NPCs) và định lượng các tế bào sống bằng kỹ thuật MTT, kỹ thuật Western blot. Kết quả của nghiên cứu cho thấy chuột chưa trưởng thành dùng cao khô Rau đắng biển hàng ngày có khả năng cải thiện chức năng nhận thức không gian và có liên quan đến sự tăng sinh thần kinh nội sinh ở hồi răng thuộc hồi hải mã. Bên cạnh đó, kết quả từ nuôi cấy tế bào NPCs và định lượng MTT cũng cho thấy bacopaside I có tác dụng kích thích tăng sinh tế bào NPCs ở hồi hải mã. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra các cơ chế phân tử thông qua thay đổi biểu hiện các phân tử trong các con đường tín hiệu điều hòa tính sinh thần kinh và nhận thức [68]. Viện Dược liệu cũng đã tiến hành một nghiên cứu khác về tác dụng cải thiện hội chứng tự kỷ của cao khô Rau đắng biển trên mô hình chuột nhắt tự kỷ thực nghiệm gây bởi VPA. Chuột tự kỷ sau đó được đánh giá bằng thử nghiệm không gian mở, thử nghiệm hoạt động tự nhiên, thử nghiệm ba buồng và thử nghiệm bơi cưỡng bức. Kết quả từ nghiên cứu cũng cho thấy ở mức liều 54 mg/kg có tác dụng cải thiện các hội chứng tự kỷ như lo âu, trầm cảm và tương tác xã hội hiệu quả nhất đối với chuột được dùng liên tục hàng ngày dược liệu này từ 21-45 ngày tuổi [2]. Tiếp thu kết quả của các nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu thêm tác dụng cải thiện triệu chứng về tương tác xã hội và hành vi lặp lại của cao khô Rau đắng biển ở mức liều 50 mg/kg ngay từ thời điểm chuột mới sinh trên mô hình chuột nhắt trắng tự kỷ gây bởi muối natri valproat.
18
CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU