thị trường
3.5.1. Định vị thị trường
Định vị thị trường là quá trình tạo ra bản sắc của sản phẩm trên thị trường để thu hút người tiêu dùng. Với sự trợ giúp của công nghệ và thương mại điện tử, điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn để các công ty có được sự công nhận thương hiệu của họ trong cộng đồng. Các công ty liên tục cố gắng đưa trang web của mình lên xếp hạng cao hơn của đối thủ để thương hiệu của họ trở nên phổ biến hơn. Một số kỹ thuật, chẳng hạn như phương pháp phân tích thống kê, thuật toán tối ưu hóa bầy đàn (Particle swarm optimization - PSO) (được đề xuất bởi Eberhart và Kennedy vào năm 1995) kết hợp với mạng nơ-ron nhân tạo (ANN) cung cấp một giải pháp tốt hơn về thị trường, giúp quyết định chiến lược tiếp thị cho sản phẩm dựa trên dự đoán chính xác về nhu cầu của người tiêu dùng [64].
3.5.2. Dự đoán và phân tích thị trường
Thành công của một doanh nghiệp nằm ở sự phát triển không ngừng và tăng trưởng kinh doanh của nó. Những tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật số đang giúp tiếp thị được số hóa thông qua các mô hình quyết định dựa trên AI tạo ra những phương pháp marketing mới [72]. AI cũng giúp phân tích toàn diện các vấn đề cơ bản của một sản phẩm theo quan điểm của khách hàng cũng như hiểu được nhu cầu của thị trường, hỗ
43
trợ ra quyết định bằng cách sử dụng các công cụ dự đoán. Phần mềm AI thu hút người tiêu dùng bằng cách hiển thị quảng cáo hướng họ đến website sản phẩm chỉ bằng một cú nhấp chuột [15]. Ngoài ra, những phương pháp này còn sử dụng công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên để phân tích từ khóa do khách hàng nhập và mối liên hệ với xác suất mua hàng [64].
3.5.3. Xác định giá thành sản phẩm
Dựa trên phân tích thị trường và chi phí phát sinh trong quá trình phát triển của sản phẩm dược phẩm, công ty có thể xác định giá của sản phẩm. AI giúp xác định mức giá bằng cách mô phỏng những suy nghĩ của một người chuyên gia để đánh giá các yếu tố kiểm soát việc định giá sau khi sản xuất [31]. Với kỹ thuật học máy (ML), tập hợp dữ liệu về chi phí sản phẩm, nhu cầu sản phẩm trên thị trường, chi phí tồn kho, giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, … sẽ được phần mềm phân tích, sau đó phát triển các thuật toán để dự đoán giá thành sản phẩm. Nền tảng AI, chẳng hạn như iNCompetitor của Intelligence Node (2012) là một nền tảng bán hàng thông minh, phân tích dữ liệu giá cả của đối thủ cạnh tranh. Wise Athena và Navetti PricePoint cho phép người dùng xác định giá sản phẩm, gợi ý cho các công ty dược phẩm có thể áp dụng mức giá tương đương như vậy cho sản phẩm [47].