Phân tích khái quát tình hình tài chính Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần tư vấn và xây dựng công trình mai linh 5 (Trang 37 - 40)

Phân tích khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định chung về tình hình tài chính doanh nghiệp. Công việc này sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp có khả quan hay không. Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp được thực hiện thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau:

2.4.1.1. Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của doanh nghiệp

Sự biến động (tăng hay giảm) của tổng số nguồn vốn cuối năm so với đầu năm và so với các năm trước liền kề là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng tổ chức, huy động vốn trong năm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do vốn của doanh nghiệp tăng, giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau nên sự biến động của tổng số nguồn vốn chưa thể hiện đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp, do đó khi phân tích, cần kết hợp với việc xem xét cơ cấu nguồn vốn và sự biến động của nguồn vốn để có nhận xét phù hợp.

Để phân tích xu hướng tăng trưởng của vốn, các nhà phân tích sử dụng phương pháp so sánh bằng số tương đối định gốc (yi/y0; i=1 ,2,…,n) tiến hành so sánh tốc độ tăng trưởng theo thời gian của tổng số vốn với một kỳ gốc cố định:

Tổng số vốn hiện có tại kỳ thứ i

Tốc độ tăng trưởng vốn = * 100

kỳ thứ i so với kỳ gốc Tổng số vốn hiện có tại kỳ gốc

Để biết được nhịp điệu tăng trưởng vốn (huy động vốn) có đều đặn giữa các kỳ hay không, các nhà phân tích sử dụng phương pháp so sánh bằng số tương đối liên hoàn (yi/y(i-1)). Từ đó liên hệ với tình hình thực tế để đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp.

Tổng số vốn hiện của tại kỳ thứ i

Tốc độ tăng trưởng vốn = * 100

kỳ thứ i so với kỳ (i-1) Tổng số vốn hiện có tại kỳ (i-1)

2.4.1.2. Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp

Mức độ độc lập, tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp cũng như quyền kiểm soát các chính sách đó. Để đánh giá khái quát mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp, nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Hệ số tài trợ: là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự bảo đảm về mặt tài

chính của doanh nghiệp càng thấp, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm.

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn (hay hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản dài hạn): là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này được xác định:

Hệ số tài trợ =

Vốn chủ sở hữu

Tổng số nguồn vốn

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn =

Vốn chủ sở hữu

Tài sản dài hạn

Trị số chỉ tiêu Hệ số tự tài trợ TS dài hạn càng cao, chứng tỏ vốn chủ sở hữu được đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn. Điều này giúp doanh nghiệp tự đảm bảo về mặt tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh sẽ không cao do vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản dài hạn, ít sử dụng vào kinh doanh quay vòng để sinh lời.

Hệ số tự tài trợ tài sản cố định (Hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản cố định):

là chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng bộ phận tài sản cố định (đã và đang đầu tư) bằng vốn chủ sở hữu.

Hệ số tự tài trợ TSCĐ =

Vốn chủ sở hữu

Do tài sản cố định là bộ phận tài sản dài hạn chủ yếu phản ánh toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật của công ty nên không thể dễ dàng nhượng bán hay thanh lý, vì vậy trong các trường hợp công ty cần cân nhắc đưa ra phương án khả thi nhất.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần tư vấn và xây dựng công trình mai linh 5 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w