Cầu Triều, cầu Rừng, cầu Lại Xuân, Quốc lộ 4B…

Một phần của tài liệu Quản lý thông điệp truyền thông về phát triển ba đột phá chiến lược của tỉnh quảng ninh (khảo sát trên các sản phẩm báo chí của trung tâm truyền thông tỉnh quảng ninh năm 2019) (Trang 121 - 122)

C. MỨC ĐỘ THỎA MÃN NHU CẦU THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG C1 Quý vị nhận xét về những thông tin mà bản thân tiếp nhận được trên các

2 Cầu Triều, cầu Rừng, cầu Lại Xuân, Quốc lộ 4B…

3 Hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình Nhà thi đấu đa năng 5.000 chỗ, Cung văn hóa thanh thiếu nhi tỉnh, Trường đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ, Trung tâm văn hóa, thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc; nâng cấp Sân vận động Cẩm Phả, Trung tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ, Trung tâm văn hóa, thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc; nâng cấp Sân vận động Cẩm Phả, Trung tâm ung bướu Bệnh viện Bãi Cháy, Trung tâm tim mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản nhi, Bệnh viện Lão khoa...

115

Về cải cách hành chính có bước đột phá, phát huy hiệu quả. Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa, công khai, minh bạch thủ tục hành chính, giảm 40-50% thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với quy định. Đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo khang trang, hiện đại, củng cố, vận hành, phát huy hiệu quả hệ thống Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện theo nguyên tắc 5 tại chỗ “tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, đóng dấu và trả kết quả” và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã4; . Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục được đổi mới, tổ chức bộ máy được kiện toàn tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, giảm cấp trung gian; từng bước cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức theo vị trí việc làm; kỷ luật, kỷ cương, hành chính ngày càng được nâng cao. Đột phá trong hiện đại hóa nền hành chính bằng việc tập trung xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử giai đoạn 2016-2019, đề án chính quyền số và Trung tâm điều hành thành phố thông minh; tăng tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và kết nối liên ngành, liên thông dịch vụ công trực tuyến 4 cấp5, tạo thuận lợi lớn cho người dân, doanh nghiệp. Môi trường đầu tư kinh doanh liên tục được cải thiện, từ năm 2017, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) đứng đầu cả nước; chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin (ICT Index) luôn nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước6; chỉ số PAPI tiếp tục được cải thiện đáng kể về điểm số và thứ hạng7.

Về nguồn nhân lực được quan tâm phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tỉnh đã chú trọng xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ. Thực hiện hiệu quả Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực; chú trọng đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho gần 140.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức được, trong đó đã tổ chức hơn 600 lớp đào tạo, bồi dưỡng trong nước và ngoài nước cho trên 36.000 lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp theo Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện nguồn nhân lực tỉnh đến năm 2020”. Ban hành chính sách thu hút lao động và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế trong tỉnh8; các cơ chế, chính sách thu hút giảng viên, học sinh, sinh viên9 và xây dựng trường Đại học Hạ Long từng bước trở thành trung tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh và khu vực. Thu hút nguồn lực xã hội hóa khởi công xây dựng trường Đại học FLC với 3 chuyên ngành mũi nhọn (công nghệ cao, du lịch, hàng không). Thực hiện hiệu quả

Một phần của tài liệu Quản lý thông điệp truyền thông về phát triển ba đột phá chiến lược của tỉnh quảng ninh (khảo sát trên các sản phẩm báo chí của trung tâm truyền thông tỉnh quảng ninh năm 2019) (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)