C. MỨC ĐỘ THỎA MÃN NHU CẦU THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG C1 Quý vị nhận xét về những thông tin mà bản thân tiếp nhận được trên các
11 Tăng 20,55%,thuộc nhóm dẫn đầu cả nước
117
người đứng đầu cấp ủy, chính quyền tỉnh với quyết tâm chính trị cao, không ngừng tìm tòi, sáng tạo, đột phá trong tư duy, tầm nhìn chiến lược; với tinh thần tự lực, tự cường dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, mạnh dạn đề xuất xây dựng các mô hình mới, cách làm mới, tạo đột phá phát triển, tạo ra thế và lực mới cho tỉnh. Bước vào giai đoạn mới cần đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển nhanh, bền vững và chuyển đổi phương thức phát triển từ ”nâu” sang “xanh”. Xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, một trong những trung tâm du lịch quốc tế. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GRDP của tỉnh, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp sạch, công nghệ cao thân thiện môi trường; phát triển hợp lý công nghiệp khai khoáng bảo đảm an ninh năng lượng gắn với bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và hài hòa với phát triển du lịch dịch vụ; phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giữ vững chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), huy động mọi nguồn lực và động lực để tiếp tục tạo bước phát triển mới về hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, ưu tiên nguồn lực cho các công trình giao thông nội khu Khu kinh tế Vân Đồn, Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái; các công trình động lực nhằm mở rộng không gian phát triển, kết nối Vịnh Hạ Long - Vịnh Cửa Lục, Hạ Long - Hoành Bồ; kết nối chuỗi các đô thị Hạ Long - Quảng Yên - Uông Bí- Đông Triều tạo quỹ đất phát triển thu hút các nhà đầu tư chiến lược.
Hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử, Chính quyền số và thành phố thông minh, đưa Quảng Ninh trở thành một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về ứng dụng công nghệ thông tin. Chăm lo phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh phát triển, ứng dụng và chuyển giao, làm chủ khoa học công nghệ, nhất là những công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Thực hiện phương châm mỗi nấc thang của tăng trưởng kinh tế phải tạo ra bước phát triển mới về văn hóa, phát triển văn hóa con người Quảng Ninh để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tạo những đột phá mới sớm đạt mục tiêu xây dựng Quảng Ninh trở thành thành thành phố trực thuộc trung ương trước năm 2030, đặt trong tổng thể sự phát triển của vùng, liên vùng và cả nước, cần tiếp tục tập trung nguồn lực triển khai các dự án động lực tạo sự liên hoàn về giao thông, kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh và trong khu vực như: thực hiện các dự án cầu Cửa Lục 1, 2 và 3 nhằm hoàn chỉnh tuyến đường vượt sông Trới, sông Diễn Vọng ngang qua Vịnh Cửa Lục, đáp ứng yêu cầu đi lại của nhân dân. Đồng thời, mở rộng không gian phát triển đô thị về phía Bắc TP Hạ Long, đánh thức tiềm năng về không gian quỹ đất rộng lớn.
Song cùng với việc khai thác hiệu quả các tuyến cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn, đường 10 làn xe nối cao tốc với TP Hạ Long và sắp tới là cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, cần phải tính toán khai thác, mở rộng không gian phát triển khu vực hành lang phía Tây của tỉnh gồm các địa phương Quảng Yên-Uông Bí-Đông Triều. Vì vậy, song song với việc triển khai các cầu Cửa Lục, tiếp tục nghiên cứu để
118
đầu tư tuyến đường ven sông nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với TX Đông Triều. Đây sẽ là tuyến giao thông kết nối các khu công nghiệp lớn của khu vực như KCN Amata và KCN cảng biển Đầm Nhà Mạc; tăng tính liên kết mạnh mẽ hơn của tam giác Quảng Ninh - Hà Nội - Hải Phòng, Đồng bằng sông Hồng, Vùng duyên hải Bắc Bộ...
Trong nhịp phát triển của tỉnh, mong rằng các cơ quan báo chí sẽ truyền tải những thông điệp đến với người dân tạo sự thống nhất, đồng thuận, sức mạnh đoàn kết để hoàn thành các mục tiêu đặt ra, xây dựng tỉnh Quảng Ninh giàu đẹp - văn minh.
Xin cảm ơn ông!
Phỏng vấn 2
Người trả lời phỏng vấn: đồng chí Vi Ngọc Bích, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh
Người phỏng vấn: Học viên Bùi Thị Thu Hương
Lớp: Cao học Quản lý báo chí truyền thông K24.1B, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thời gian thực hiện phỏng vấn: Tháng 1 năm 2020 Nội dung:
Câu 1: Bà đánh giá về hoạt động báo chí của Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh như thế nào?
Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh là mô hình mới, chưa có tiền lệ, sự ra đời của Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh và những kết quả tích cực đạt được thể hiện quyết tâm chính trị của tỉnh trong việc triển khai thực hiện chủ động, sáng tạo các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương trên lĩnh vực báo chí, thông qua đó nhằm góp phần đảm bảo cho hoạt động thông tin, báo chí của tỉnh phát triển theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với xu hướng phát triển chung của báo chí thế giới và khu vực; thông qua đó phát triển báo chí phù hợp với chiến lược, quy hoạch ngành và quy hoạch chung về kinh tế xã hội của tỉnh.
Sự quan tâm, phối hợp, giúp đỡ của các ban, bộ ngành Trung ương, đặc biệt là sự nhất trí, ủng hộ của Ban Bí thư Trung ương Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy; sự phối hợp, hỗ trợ của các ban, sở ngành chức năng của tỉnh. Sự tích cực, chủ động, năng động, quyết tâm của tập thể lãnh đạo Trung tâm Truyền thông tỉnh trong xây dựng khối đoàn kết thống nhất, tạo đồng thuận trong Trung tâm trên cơ sở cơ chế vận hành dân chủ, công khai, minh bạch; gắn trách nhiệm và đề cao vai trò của từng cá nhân, bộ phận với các công việc, nhiệm vụ được giao, trong tập trung thực hiện đổi mới mô hình hoạt động, nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí.
Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh có bản lĩnh chính trị vững vàng, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của tỉnh, sự điều động, phân công của tập thể lãnh đạo Trung tâm; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để tiếp cận và vận hành mô hình “Toàn soạn hội tụ” phóng viên đa
119
phương tiện, áp dụng khoa học kỹ thuật để cho ra đời các sản phẩm báo chí đa phương tiện.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, Trung tâm Truyền thông tỉnh đã chủ động thông tin, truyền thông kịp thời tới các tầng lớp nhân dân về các thành tựu của tỉnh trong công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh. Tôi ấn tượng và đánh giá cao các chuỗi bài, phóng sự có thông tin sâu sắc, toàn diện, đầy đủ, thời sự, đúng định hướng, nổi bật là các tác phẩm: (1) “Quảng Ninh: Phát triển từ "nâu" sang "xanh" của nhóm các tác giả Đặng Nhung - Hồng Nhung; (2) “Quảng Ninh - khẳng định vị trí đi đầu trong cải cách hành chính” của nhóm các tác giả Ngọc Linh - Ngọc Huyền - Hà Thanh; (3) “Đề án 196 - Quảng Ninh khẳng định cách làm riêng biệt” của nhóm các tác giả Hoàng Quý - Nguyên Ngọc; (4) “Mở rộng địa giới hành chính thành phố Hạ Long” của nhóm các tác giả Lan Hương - Minh Hiền - Đàm Hằng,...
Tập thể ban lãnh đạo, cán bộ, đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên Trung tâm đã thể hiện sự đoàn kết, đồng lòng, thống nhất trong nhận thức và hành động. Những kết quả này đặt nền tảng quan trọng cho sự phát triển của Trung tâm những năm tiếp theo. Tôi ghi nhận và đánh giá cao những kết quả nổi bật mà Trung tâm Truyền thông tỉnh đã đạt được.
Câu 2: Truyền thông chủ động là vấn đề tỉnh Quảng Ninh đặt ra yêu cầu đối với Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh, vậy bà đánh giá thế nào về hiệu quả các thông điệp truyền thông về chính sách trên các sản phẩm báo chí của tỉnh trong năm 2019?
4 sản phẩm báo chí của tỉnh Quảng Ninh gồm báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình đều đang được giao cho Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh quản lý. Năm 2019 Trung tâm truyền thông tỉnh tiếp tục duy trì ổn định các kênh truyền thông trên cả 4 loại hình báo chí truyền hình, phát thanh, báo in, báo điện tử, gồm: 2 kênh truyền hình QTV1, QTV3; 2 kênh phát thanh QNR1, QNR2; báo in Quảng Ninh hằng ngày, báo Quảng Ninh Cuối tuần, báo Hạ Long, đặc san Hoa Sen, Báo Quảng Ninh điện tử tại địa chỉ baoquangninh.com.vn; các chuyên trang QTV tube trên mạng internet, trang fanpage trên mạng xã hội và vận hành Cổng thông tin điện tử tỉnh tại địa chỉ: quangninh.gov.vn.
Thống kê 1 năm qua, số lượng các ấn phẩm trên 4 loại hình báo chí phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử của Trung tâm tăng 30-40% so với trước đây, chất lượng tác phẩm được nâng lên, đáp ứng tốt nhu cầu của công chúng. Điều đáng ghi nhận, các xu hướng làm báo mới, tân tiến, hiện đại như E-magazine trong loại hình báo điện tử, đồ họa kỹ xảo trong loại hình truyền hình, phát thanh tương tác trực tiếp qua nền tảng điện thoại thông minh và mạng xã hội... được sử dụng nhiều hơn, ngày càng đem lại hiệu ứng tốt hơn đến công chúng.
Cùng với đó, dù là đơn vị mới thành lập, Trung tâm Truyền thông tỉnh đã được tỉnh tin tưởng, giao nhiệm vụ tổ chức những sự kiện lớn, ý nghĩa như: Lễ công bố ra mắt cuốn sách ảnh "Những hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quảng Ninh"; cuộc thi tìm hiểu lịch sử “90 năm - Vinh quang Đảng Cộng sản Việt Nam” bằng hình thức trực tuyến...
120
Với những kết quả đạt được bước đầu, mô hình Trung tâm Truyền thông tỉnh đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn của Trung ương, các địa phương, các cơ quan báo chí trong và ngoài nước. Tại buổi làm việc của Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh tháng 12/2019, đánh giá mô hình Trung tâm Truyền thông tỉnh, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đã khẳng định: Dù là mô hình rất mới, chưa có bài học kinh nghiệm trước đó, tuy nhiên quá trình hoạt động 1 năm cho thấy, Trung tâm Truyền thông tỉnh đã vận hành rất tốt. Đây cũng là kinh nghiệm quý cho các tỉnh, thành phố khác trong cả nước tham khảo, nghiên cứu.
Câu 3: Quản lý thông điệp truyền thông là vấn đề rất cần thiết để thông tin, tuyên truyền trên báo chí đúng với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Vậy để thông tin trên báo chí kịp thời, chính xác, định hướng dư luận, định hướng công tác tư tưởng của Đảng, tỉnh Quảng Ninh sẽ có những giải pháp gì?
Quảng Ninh luôn coi trọng vai trò của báo chí, luôn quan tâm, chăm lo xây dựng, chỉ đạo hoạt động báo chí và đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ, đạo đức người làm báo. Đến nay, đội ngũ những người làm báo tại Quảng Ninh đã không ngừng trưởng thành và phát triển, mặt bằng trình độ được nâng cao, đã đóng góp tích cực, đồng hành cùng tỉnh trong việc duy trì và tiếp tục giữ vững đà phát triển KT-XH, làm tốt vai trò là kênh phản biện xã hội tích cực. Trước bối cảnh báo chí thời kỳ mới đang có bước phát triển nhanh chóng, sự cạnh tranh giữa các loại hình báo chí, tác động của cách mạng khoa học công nghệ... Báo chí Quảng Ninh đã kịp thời bắt nhịp, tích cực đổi mới. Điểm nhấn đó là năm 2019, tiên phong đổi mới phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức bộ máy các cơ quan thông tin báo chí theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả thông qua việc thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh, đây là mô hình chưa có tiền lệ trong cả nước.
Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế cũng đặt ra cho báo chí, cho đội ngũ những người làm báo, cơ quan báo chí những nhiệm vụ rất nặng nề, đòi hỏi phải tích cực đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, phát huy tinh thần “Kỷ luật và đồng tâm”, nỗ lực hơn nữa để đồng hành xây dựng tỉnh Quảng Ninh ngày càng giàu đẹp. Báo chí Quảng Ninh cần tiếp tục đồng hành, chia sẻ và ủng hộ chủ trương, công tác điều hành của lãnh đạo tỉnh trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị; Trung tâm truyền thông cần thường xuyên quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác báo chí gắn với hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam và Luật Báo chí đến cán bộ, phóng viên, nhân viên...
Xin trân trọng cảm ơn bà!
Phỏng vấn 3
Người trả lời phỏng vấn: đồng chí Mai Vũ Tuấn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nhà báo, Giám đốc Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh
Người phỏng vấn: Học viên Bùi Thị Thu Hương
Lớp: Cao học Quản lý báo chí truyền thông K24.1B, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
121
Thời gian thực hiện phỏng vấn: Tháng 1 năm 2020 Nội dung:
Câu 1: Ông cho biết kết quả đạt được nổi bật nhất của Trung tâm truyền thông năm 2019?
+ Đến thời điểm này Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh đang là mô hình thí điểm duy nhất của cả nước thực hiện hợp nhất các cơ quan thông tin, báo chí cấp tỉnh (gồm: Báo Quảng Ninh, Đài Phát thanh - truyền hình Quảng Ninh, Báo Hạ Long, Cổng thông tin điện tử tổng hợp thuộc Văn phòng UBND tỉnh). Ngay sau khi hợp nhất, Trung tâm đã nhanh chóng xây dựng mô hình tổ chức, sắp xếp bộ máy phù hợp theo mô hình tòa soạn hội tụ đa phương tiện - mô hình tổ chức tòa soạn cơ quan báo chí hiện đại theo xu thế hiện nay của báo chí quốc tế.
Để đảm bảo chất lượng nội dung các sản phẩm báo chí và tạo đột phá về thông tin trên các kênh sóng, các ấn phẩm, Trung tâm đã triển khai các dự án nâng cao chất lượng nội dung chương trình vừa đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng vừa đảm bảo thực hiện tốt nhất trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan báo chí của tỉnh, vừa khẳng định vị thế của Trung tâm trong các mối quan hệ hợp tác với các đối tác truyền thông uy tín trong và ngoài nước. Các thông tin được thực hiện trên các ấn phẩm, kênh sóng của Trung tâm đảm bảo sự thống nhất về nội dung, định hướng, nhanh, chính xác.
Câu 2: Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh - một mô hình hoạt động đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các đơn vị báo chí cả nước. Rất nhiều người có chung suy nghĩ rằng, hợp nhất là vậy nhưng hoạt động thì báo vẫn là báo, đài vẫn là đài, có phải vậy không thưa đồng chí?
+ Quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh hợp nhất các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bàn không phải là hợp nhất cơ học mà phải là tổng hợp