Một số giải pháp tăng cường quản trị nội dung thông tin y tế trên

Một phần của tài liệu Quản trị nội dung thông tin y tế trên báo mạng điện tử (khảo sát trên báo mạng điện tử suckhoedoisong vn, vnexpress net, năm 2017 và năm 2018) (Trang 89 - 139)

Y TẾ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

3.2. Một số giải pháp tăng cường quản trị nội dung thông tin y tế trên

3.2.1. Tăng cường phối hợp với báo chí

Để thực hiện kế hoạch thông tin về y tế trên báo mạng điện tử một cách chính xác, kịp thời, Bộ Y tế cần tiếp tục thực hiện nhiều hoạt động song song kết hợp sau:

Phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên Giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông trong hoạt động quản lý báo chí. Tổ chức tuyên truyền về công

tác y tế trên các phương tiện truyền thông đại chúng; Phối hợp các báo hợp tác mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về công tác y tế; Tổ chức các chương trình truyền thông trong các sự kiện của ngành y tế đang được sự quan tâm của dư luận xã hội, góp phần giải tỏa hiệu quả bức xúc của dư luận xã hội.

*Đề xuất với các cơ quan báo chí:

Các cơ quan báo chí nói chung báo mạng điện tử nói riêng từ trung ương và địa phương, trên cơ sở kế hoạch và các nội dung đã thống nhất với Bộ Y tế và Sở Y tế, thực hiện thông tin, tuyên truyền một cách hiệu quả, cập nhật và thường xuyên. Mỗi cơ quan báo, đài tùy theo chức năng nhiệm vụ của mình, xây dựng các chương trình, hoạt động, dành thời lượng thích hợp, phân công cán bộ chuyên trách lĩnh vực, phối hợp với các cơ sở y tế thực hiện việc quản trị nội dung thông tin y tế một cách hiệu quả trên báo.

3.2.2. Nâng cao trình độ, năng lực và tính chuyên nghiệp của phóng viên, biên tập viên làm công tác thông tin về y tế.

*Nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan báo chí

Vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan báo chí trong việc nâng cao hiệu quả quản trị nội dung thông tin y tế trên báo mạng điện tử là rất lớn. Bởi lãnh đạo cơ quan báo chí là người đề ra những cơ chế, chính sách quản lý và quyết định công tác tổ chức của báo. Trong đó cơ chế, chính sách quản lý là quyết định công tác tổ chức của báo. Lãnh đạo cơ quan cũng là người tuyển dụng, lựa chọn, sắp xếp nhân sự, đội ngũ phóng viên, biên tập viên làm mảng công việc liên quan đến quản trị nội dung thông tin nói chung và quản trị nội dung thông tin y tế nói riêng; là người quyết định chế độ đãi ngộ, mức nhuận bút, lương thưởng cho các phóng viên, biên tập viên. Nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan báo mạng điện tử bao gồm các nội dung cụ thể như:

Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ vào tất cả các yếu tố căn bản của nền báo chí truyền thông từng quốc gia, với 3 yếu tố căn bản: nhà sản

xuất sản phẩm báo chí truyền thông, sản phẩm báo chí truyền thông - như là một hàng hóa, dịch vụ và sự biến đổi sâu sắc các nhóm công chúng truyền thông.

Vì thế, để mở rộng tầm hiểu biết, tiếp nhận khoa học công nghệ mới trong làm báo hiện đại, thì người đứng đầu tòa soạn báo mạng điện tử cần phải tăng cường giao lưu mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế để học hỏi những kiến thức về công nghệ và kinh nghiệm làm báo hiện đại, đa phương tiện của những tờ báo đi trước, và từ những nước có nền báo chí phát triển. Các báo cũng cần nghiên cứu đổi mới ngay trong nội tại cơ quan, tòa soạn mình, trước hết là đổi mới tư duy, hiểu thấu đáo về quản trị nội dung thông tin, sau đó là đổi mới phương thức thực hiện.

*Nâng cao năng lực cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên

Phóng viên, biên tập viên là những người trực tiếp làm công tác thông tin về y tế. Họ là những người tiếp nhận, xử lý, tổng hợp, phân loại thông tin; đề xuất đề tài; trực tiếp gặp gỡ làm việc với các bác sỹ, cơ quan chức năng… Bởi vậy, muốn nâng cao hiệu quả quản trị nội dung thông tin về y tế thì cần phải nâng cao năng lực, trách nhiệm, đạo đức phóng viên, biên tập viên làm mảng công việc này.

Trước hết, cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cả về chính trị lẫn chuyên môn nghiệp vụ của phóng viên, biên tập viên. Bản lĩnh chính trị vững vàng là tiền đề để người làm mảng thông tin về y tế đứng vững trong môi trường khắc nghiệt của công việc, liên tục, đi vào thực chất chứ không phải chỉ đạo sao cho đạt chuẩn.

Bên cạnh đó, việc đào tạo về kiến thức chuyên môn báo chí, gồm lý luận về báo chí và các kỹ năng làm báo. Trong trường hợp người được tuyển dụng không có bằng cấp về nghề báo chí thì cần phải được đào tạo chính quy về báo chí học. Tiếp đó cần thiết phải được đào tạo, bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn nghiệp vụ, các hình thức trao đổi kỹ năng nghề nghiệp… ngắn hạn ngay

tại cơ quan.

Ngoài kiến thức chuyên môn báo chí, những người làm mảng thông tin về y tế còn cần được bồi dưỡng, trau dồi về kiến thức của ngành y tế, thông qua các lớp tập huấn, phổ biến về chủ trương, chính sách của ngành y tế được cập nhật liên tục.

Người làm công tác thông tin về y tế cần có ý thức được rõ vai trò, trách nhiệm của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Lĩnh vực nghề nghiệp của họ nhiều vất vả, lắm khó khăn, trong khi thu nhập, nhuận bút thì chưa phải đã tương xứng, nhưng đổi lại, họ góp phần nâng cao kiến thức về sức khỏe để tránh những bệnh tật, đe dọa đến mạng sống của con người… Trách nhiệm đó vô cùng to lớn và nhiều vinh quang, đòi hỏi sự nỗ lực, tâm huyết, yêu nghề…

Đứng trước những cám dỗ, người làm báo cần nâng cao trách nhiệm đạo đức của mình để đứng vững, giữ “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”, không trở thành kẻ “đánh thuê” trục lợi, làm xấu hình ảnh người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, gây mất lòng tin ở công chúng. Trước hết phóng viên, biên tập viên cần nắm chắc Luật Báo chí và 9 điều quy ước về đạo đức báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam. Tiếp đó là quy tắc, quy chế làm việc của cơ quan mình đang công tác. Các văn bản pháp luật cũng như các quy ước, qui tắc này không áp dụng được trong mọi tình huống nhưng có ý nghĩa hướng dẫn nhà báo đi đúng hướng, hành động đúng. Bên cạnh đó, tính độc lập trong hoạt động nghề nghiệp của nghề báo mà mỗi PV cũng cần có nguyên tắc tác nghiệp cho riêng mình để có thể tự soi vào đó kiểm tra, điều chỉnh hành vi. Trong đó, quan trọng nhất là các quy tắc khách quan, trung thực, cụ thể:

- Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

- Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân.

và bổn phận đầu tiên của nhà báo.

- Khi thực hiện nhiệm vụ, nhà báo phải luôn bảo vệ các nguyên tắc trong khi thu thập và đăng tải tin tức một cách trung thực bảo đảm quyền bình luận và phê phán một cách công bằng.

- Chỉ viết bài theo những thông tin mà bản thân biết rõ nguồn gốc, không được lấp liếm những thông tin thiết yếu hoặc làm sai lệch tài liệu.

- Bảo vệ bí mật quốc gia, nghề nghiệp liên quan đến nguồn tin bí mật. - Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.

- Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc, quan điểm chính trị, tôn giáo… của mỗi dân tộc, quốc gia.

- Đặc biệt, một nhà báo trước hết là một công dân có trách nhiệm: tuân thủ pháp luật, không vi phạm pháp luật. Trong nghề nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc mà cơ quan báo chí đưa ra, không đạo văn, bóp méo sự thật có các ý. Quan trọng nhất vẫn là sự trung thực của bản thân mỗi nhà báo trong mỗi hành vi.

Ngoài ra, đội ngũ phóng viên, biên tập viên cũng cần phải được bồi dưỡng về bản lĩnh chính trị, phải được trau dồi chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để họ có quan điểm, lập trường đúng đắn, giúp họ hiểu được nhiệm vụ của mình trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, giúp họ phản ánh đúng các sự kiện, vấn đề trong lĩnh vực, đề tài y tế mình bao quát nhằm góp phần thúc đẩy sự nghiệp cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã chọn. Ngoài ra, cũng cần trang bị kỹ năng cho phóng viên, biên tập viên trong kiểm định nguồn tin, tính chính xác, chân thật của sản phẩm báo chí truyền thông như video... bạn đọc gửi tới hay khai thác trên mạng xã hội facebook, youtube các thông tin về y tế...

*Xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm chặt chẽ

Để thực hiện tổ chức, quản lý sản xuất sản phẩm thông tin y tế tiện cho báo mạng điện tử đạt chất lượng, tránh sai sót do làm tắt, hoặc bỏ qua các bước thực hiện, tác giả xin đề xuất một quy trình tổ chức quản trị thông tin y tế trên báo mạng điện tử, gồm các bước như sau:

Bước 1: Chỉ đạo xây dựng và duyệt kế hoạch, kịch bản:

Trên cơ sở nghiên cứu thông tin từ nhiều nguồn, từ thực tiễn cuộc sống, hoặc từ đề xuất của phóng viên, các trưởng phòng/ ban và ban biên tập chỉ đạo xây dựng kế hoạch nội dung thực hiện sản phẩm thông tin y tế. Đối với những đề tài lớn đồng thời phải xây dựng kịch bản video, kịch bản radio...; sau đó ban biên tập xem xét duyệt kế hoạch.

Bước 2: Tổ chức thực hiện:

Sau khi kế hoạch được ban biên tập duyệt, các trưởng phòng/ban tổ chức cho phóng viên thực hiện thu thập thông tin, hình ảnh, quay video, thu âm radio... sáng tạo sản phẩm báo chí. Đối với những nội dung, dự án lớn về y tế, có nhiều thành viên tham gia sẽ phối hợp tổ chức thực hiện; giao một người chịu trách nhiệm chính.

Bước 3: Biên tập, xử lý hậu kỳ:

Sau khi sản phẩm của phóng viên, nhóm phóng viên hoàn thiện, biên tập viên sẽ biên tập kỹ lưỡng từ hình thức đến nội dung thông tin, hình ảnh, video, nhạc, tiếng, đồ họa, số liệu... để sản phẩm hoàn hảo, chuyển cấp xuất bản.

Bước 4: Duyệt xuất bản:

Các trưởng phòng/ ban, hoặc thư ký tòa soạn báo mạng điện tử sẽ xem xét lại lần cuối và xuất bản. Với những trường hợp nhạy cảm hay dự án lớn sẽ chuyển cho trưởng ban ký ký hoặc lãnh đạo báo trực xuất bản để xem xét, xuất bản.

Sau khi sản phẩm báo xuất bản, ban bạn đọc/ban cộng đồng sẽ tiếp nhận phản hồi của công chúng phản ánh lại ban biên tập để có những chỉ đạo tiếp theo sau xuất bản; đồng thời ban bạn đọc/ban cộng đồng sẽ xử lý các bình luận, bài viết của bạn đọc, công chúng xuất bản, tương tác với công chúng.

3.2.3.1.Đối với báo mạng điện tử Suckhoedoisong.vn

*Về mặt nội dung

Do đặc điểm là cơ quan ngôn luận của ngành y tế nên các tin, bài phản ánh trên báo mạng điện tử Suckhoedoisong.vn đa phần là các thông tin liên quan đến kiến thức chăm sóc sức khỏe nhân dân. Chính đặc thù là cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế đã gần như quyết định chi phối hoàn toàn đến nội dung thông tin của báo mạng điện tử Suckhoedoisong.vn. Vì thế, báo mạng điện tử Suckhoedoisong.vn cần phải thông tin làm sao để người dân hiểu một cách rõ nhất các chủ trương, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác y tế. Cần làm cho người dân nhận thức đúng đắn về những ưu việt của chế độ xã hội trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, để từ đó họ có ý thức giữ gìn, bảo vệ và nâng coa sức khỏe của mình để đóng góp công sức chung vào công cuộc phát triển chung của đất nước.

Là cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, do đó báo mạng điện tử Suckhoedoisong.vn càng cần phải chú trọng đến việc quản trị nội dung thông tin về lĩnh vực y tế. Điều này đòi hỏi việc quản trị nội dung thông tin liên quan đến vấn đề y tế, không chỉ nhanh, kịp thời mà còn phải chính xác. Bên cạnh đó, báo mạng điện tử Suckhoedoisong.vn còn phải đóng vai trò là tờ báo đi đầu trong việc định hướng tư tưởng cho công chúng về những thông tin liên quan đến lĩnh vực y tế.

Với đặc thù sử dụng nhiều bài của các chuyên gia là các thầy thuốc, dược sĩ, nhà quản lý y tế… nên báo cần có những biên tập viên vừa có nghiệp vụ báo chí và vừa có kiến thức y học để biết cách biên tập thông tin về y tế

chuyên sâu thành những thông tin đại chúng, phổ thông nhưng vẫn đảm bảo được nội dung nhằm giúp cộng đồng dễ nắm bắt, tiếp cận thông tin hơn.

Thông tin y tế là một lĩnh vực rộng và liên quan đến tính mạng, sức khỏe của con người, do đó báo mạng điện tử Suckhoedoisong.vn cần phải quản trị nội dung thông tin y tế chặt chẽ hơn nữa, nhất là về kiến thức chăm sóc sức khỏe nhân dân nhưng cũng phải đảm bảo một cách khoa học, đại chúng, phổ thông để đa số người dân trong cộng đồng đều hiểu được và làm theo vì trên thực tế, chu trình thông tin truyền thông sẽ có ý nghĩa khi thông tin đưa ra được cộng đồng đón nhận và làm theo.

Ngoài ra, báo cũng mạng điện tử Suckhoedoisong.vn cũng cần tăng dung lượng các bài viết về những vấn đề liên quan đến sức khỏe, y tế đang được dư luận quan tâm nhưng không theo kiểu quan điểm một chiều – quan điểm của ngành y tế mà cần phải thông tin nhiều chiều để rộng đường dư luận.

Báo cũng cần tăng cường thêm những bài mang tính vấn đề, mang tính đấu tranh cao đặc biệt là những vấn đề đang được dư luận quan tâm như đấu thầu thuốc, bảo hiểm y tế, giá thuốc, chất lượng tiêm chủng…

Báo mạng điện tử Suckhoedoisong.vn là tờ báo chuyên ngành về y tế nên công tác biên tập cũng rất quan trọng, đòi hỏi người làm công tác biên tập vừa phải có cái nhìn của nhà báo, vừa phải có kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả những yếu tố như trình bày, rồi cách viết tắt, dùng thuật ngữ, lỗi chính tả, dấu câu… Người biên tập phải biên tập và quản trị nội dung làm sao khi một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh đến tay được người đọc không còn tình trạng câu cụt, câu què, chấm phảy lung tung và đặc biệt nội dung đưa ra phải chuẩn xác.

*Về phương thức quản trị

Để sản xuất được một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh về y tế, báo mạng điện tử Suckhoedoisong.vn phải qua 4-5 bước. Vì vậy, để đáp ứng thông tin

kịp thời đến được công chúng, báo mạng điện tử Suckhoedoisong.vn cần rút ngắn thời gian các bước hơn nhưng vẫn phải đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.

3.2.3.2. Báo mạng điện tử VnExpress.net

*Về mặt nội dung quản trị

Báo mạng điện tử VnExpress.net là báo ngoài ngành y tế nên báo cần tăng thêm dung lượng các tin, bài thông tin về y tế, vì hiện tại thông tin y tế trên báo còn khá khiêm tốn. Ngoài ra, báo mạng điện tử VnExpress.net cần tăng cường các bài viết có nội dung về hướng dẫn sử dụng thuốc, về an toàn thực phẩm và về khám, chữa bệnh đang được cộng đồng quan tâm nhằm làm tăng tính hấp dẫn của báo đối với bạn đọc.

Mời các chuyên gia, các thầy thuốc gửi đăng bài có nội dung hay, hấp dẫn về các dịch bệnh mới nổi, cách phòng chữa bệnh trên báo. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế để có thêm nhiều

Một phần của tài liệu Quản trị nội dung thông tin y tế trên báo mạng điện tử (khảo sát trên báo mạng điện tử suckhoedoisong vn, vnexpress net, năm 2017 và năm 2018) (Trang 89 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)