0
Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI TP HCM ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA PHÚC LONG COFFEE TEA (Trang 40 -48 )

Xem xét đa cộng tuyến

Căn cứ vào mô hình nghiên cứu lý thuyết, ta có phương trình hồi quy đa biến diễn tả các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán ví điện tử là:

HL = β0 + β1*HH+ β2*TC + β3*DU + β4*PV + β5*CN

Các biến độc lập (Xi): HH, TC, DU, PV, CN

Biến phụ thuộc (HL): Sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại Phúc Long Coffee & Tea.

Βk là hệ số hồi quy riêng (k = 0…5).

Hệ số hồi quy riêng phần đó đến biến phụ thuộc càng cao, nếu cùng dấu thì mức độ tác động là thuận chiều và ngược lại. Kết quả phân tích hồi quy thể hiện ở bảng 2.18 và hình 2.1, 2.2, 2.3 dưới đây:

Trong mô hình hồi quy đa biến, chúng ta giả thuyết các biến giải thích của mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Muốn kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ta xem

xét hệ số phóng đại phương sai (VIF) và giá trị dung sai (Tolerance). Hệ số phóng đại phương

sai ở bảng 7 của các biến đều nhỏ hơn 10 và giá trị dung sai của các biến đều bé hơn 2 cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến rất thấp.

Bảng 2.18: Bảng kết quả phân tích hồi quy

Hệ số Hệ số chưa chuẩn

hóa Hệ số chuẩnhóa t Sig. Hệ số đa cộng tuyến

B Sai số

chuẩn Beta Tolerance VIF

Hằng số 0,072 0,238 0,302 0,763 HH 0,444 0,072 0,420 6,170 0,000 0,407 2,456 TC 0,139 0,068 0,138 2,054 0,041 0,417 2,401 DU 0,185 0,087 0,153 2,129 0,035 0,365 2,738 PV 0,073 0,071 0,067 1,036 0,302 0,453 2,207 CN 0,166 0,065 0,163 2,545 0,012 0,462 2,165 Biến phụ thuộc: HL R2 hiệu chỉnh: 0,647 Thống kê F (ANOVA): 69,432

Mức độ ý nghĩa (Sig. của ANOVA): 0,000 Hệ số Durbin – Watson: 1,764

Qua bảng phân tích kết quả hồi quy (bảng 2.18) ở trên, ta thấy được:

Về mức độ phù hợp của mô hình (model summary): ta có hệ số R2 đã hiệu chỉnh bằng 0,647 có nghĩa là 64,7% sự biến thiên của HL (Sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại Phúc Long Coffee & Tea) được giải thích bởi sự biến thiên của 5 biến độc lập HH, TC, DU, PV, CN.

Về mối quan hệ của biến phụ thuộc và biến độc lập: kiểm định F được sử dụng để xem xét biến phụ thuộc HL (Sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại Phúc Long Coffee & Tea) có mối liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập biến hay không. Kết quả kiểm định trị thống kê F từ bảng phân tích phương sai ANOVA với giá trị Sig. = 0,000 (< 0,05), điều này cho thấy mô hình hồi quy đa biến đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu ở độ tin cậy 95%. Hay nói cách khác các biến độc lập có mối tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc.

Về kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: việc kiểm tra được thông qua nhân tố phóng đại phương sai (VIF), theo quy tắc VIF < 3 là dấu hiệu cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả cho thấy tất cả các VIF có giá trị nhỏ hơn mức giới hạn (2,456; 2,401; 2,738; 2,207; 2,165) đều đạt yêu cầu. Vậy mô hình hồi quy đa biến không có hiện tượng đa cộng tuyến, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô hình.

Hình 2.1: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa

Khi xem xét về giải định về phân phối chuẩn của phần dư, theo biểu đồ tần số phần dư (Hình 2.1) có thể thấy giá trị trung bình của phần dư chuẩn hóa là -1,11x10-15 là rất nhỏ, gần như bằng 0 và có độ lệch chuẩn lớn là 0,987 gần bằng 1. Như vậy, ta có thể khẳng định giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Hình 2.3: Biểu đồ phân tán

Ngoài ra, thông qua biểu đồ tần số P – P (Hình 2.2) ta cũng thấy rằng các chấm phân bố tương đối sát với đường chéo. Hơn thế nữa, theo biểu đồ phân tán (Hình 2.3) ta có thể thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường đi qua tung độ 0 và không tạo ra được một hình dạng nào khác. Điều này chứng tỏ giả định phương sai không đổi của mô hình hồi quy tuyến tính là không bị vi phạm.

Như vậy, căn cứ vào các kết quả kiểm định trên có thể khẳng định rằng các giả định về hồi quy tuyến tính không bị vi phạm và mô hình xây dựng phù hợp với tổng thể.

Bên cạnh đó, kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy 4 nhân tố phụ thuộc là HH (Yếu tố hữu hình), TC (Sự tin cậy), DU (Khả năng đáp ứng), CN (Giá trị cảm nhận) có giá trị

Giá trị cảm nhận Khả năng đáp ứng

Sự hài lòng Sự tin cậy

Yếu tố hữu hình

Sig lần lượt là 0,000; 0,041; 0,035; 0,012 đều < 0,05 nên có thể khẳng định các biến này có ý nghĩa trong mô hình. Tuy nhiên, nhân tố PV (Năng lực phục vụ), 0,302 > 0,05 nên không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

Qua kết quả phân tích hồi quy, chúng ta có phương trình hồi quy đa biến của mô hình khi đã chuẩn hóa diễn tả các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại Phúc Long Coffee & Tea như sau:

HL = 0,420*HH + 0,163*CN + 0,153*DU + 0,138*TC Trong đó: HH: Yếu tố hữu hình CN: Giá trị cảm nhận DU: Khả năng đáp ứng TC: Sự tin cậy

Tóm lại, mô hình sự tác động của các nhân tố đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại Phúc Long Coffee & Tea được thể hiện như sau:

Hình 2.4: Mô hình hồi quy đa biến sau khi phân tích

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI TP HCM ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA PHÚC LONG COFFEE TEA (Trang 40 -48 )

×