Thái độ/cảm xúc/hành vi của học sinh đối với việc học tập có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và kết quả học tập của các em. Do vậy, cùng với việc thu thập dữ liệu về kiến thức, kĩ năng, hành vi, người nghiên cứu cần quan tâm đến việc thu thập dữ liệu để đo thái độ/cảm xúc, hành vi của học sinh trước và sau tác động/can thiệp sư phạm.
Giáo viên có thể sử dụng phương pháp quan sát kết hợp với dùng thang đo thái độ khi thu thập dữ liệu để đo thái độ/cảm xúc của học sinh.
Thang đo thái độ được thiết kế dưới dạng thang Likert với các đang dạng phản hồi: đồng ý, tần suất, tính tức thì, tính cập nhật, tính thiết thực. Điểm của thang được tính bằng tổng điểm của các mức độ được lựa chọn hoặc đánh dấu. Dưới đây
là ví dụ cụ thể (hình 1).
Dạng phản hồi Nội dung
Đồng ý
Tôi thích đọc sách hơn là làm một số việc khác:
Hoàn toàn đồng ý: Đồng ý:
Bình thường: Không dồng ý:
Hoàn toán không đồng ý:
Tần suất
Tôi đọc truyện:
Hằng ngày: 3 lần/ 1 tuần: 1 lần/ 1 tuần: Không bao giờ:
Tính tức thì
Khi nào bạn bắt đầu đọc cuốn sách mới:
Ngay hôm mới mua về: Đợi đến khi tôi có thời gian:
Tính cập nhật
Thời điểm bạn đọc cuốn truyện gần đây nhất là khi nào?
Tuần vừa rồi: Cách đây 2 tháng:
Tính thiết thực
Nếu được cho 200.000 đồng, bạn xẽ dành bao nhiêu tiền để mua sách: : < 50.000 đồng;
: 50.000 – 99.0000 đồng : 100.000 – 140.000 đồng; : > 50.000 đồng.
Đo thái độ: Sử dụng thang đo gồm từ 8 đến 12 câu dưới dạng câu hỏi. Mỗi câu hỏi gồm một mệnh đề đánh giá và một thang đo gồm nhiều mức độ phản hồi (thường dùng thang đo gồm 5 mức độ). Ví dụ: tôi thích đọc sách hơn là làm một số việc khác
a) Hoàn toàn đồng ý b) Đồng ý
c) bình thường
d) không đồng ý e) hoàn toàn không đồng ý
Các dạng phản hồi của thang đo có thể sử dụng là: đồng ý; tần suất; tính tức thì; tính cập nhật; tính thiết thực.
Đo hành vi: Đi học đúng giờ; Ăn mặc phù hợp; Nộp bài đúng thời hạn; Giơ tay trước khi phát biểu.