Kiểm soát tăng trưởng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng và chuyển

Một phần của tài liệu giải pháp cho những khó khăn và hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện các hoạt động thuộc lĩnh vực đầu tư tại nh tmcp hàng hải – chi nhánh hà nội (Trang 31 - 32)

II. Một số giải pháp

2.Kiểm soát tăng trưởng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng và chuyển

dịch các cơ cấu tín dụng

- Trên nguyên tắc đảm bảo công tác tín dụng an toàn và hiệu quả, chủ động gắn tăng trưởng tín dụng với kiểm soát chất lượng tín dụng; tăng tỷ trọng tín dụng bán lẻ, cho vay ngắn hạn, nâng tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản, đảm bảo giải ngân đúng tiến độ các dự án đồng tài trợ đã ký với các chi nhánh thành viên Maritime Bank; chấp hành nghiêm các quy định của Maritime Bank về giới hạn tín dụng, các quy định trong quy trình tín dụng.

- Thực hiện phân loại nợ xấu, phân loại khách hàng, ngành nghề tín dụng, định hạng xếp loại khách hàng - doanh nghiệp để lựa chọn khách hàng, cơ cấu cấu trúc lại khách hàng; kiên quyết không cho vay đối với những khách hàng làm ăn kém hiệu quả - chây ỳ nợ, năng lực tài chính yếu kém, hoạt động thiếu minh bạch, không tuân thủ pháp luật v.v...

- Chủ động tiếp cận các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ tư nhân cá thể có đủ điều kiện vay vốn để góp phần tăng dần tỷ trọng vay ngoài quốc doanh trong toàn Chi nhánh. Trên cơ sở đó tăng tỷ trọng bảo lãnh cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bên cạnh hoạt động cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp thi công xây lắp đã được thực hiện rất hiệu quả tại chi nhánh.

- Thực hiện đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy chế ủy quyền phán quyết và các giới hạn, cơ cấu tín dụng đã đề ra. Đảm bảo thực hiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn điều kiện tín dụng khi cho vay.

- Tăng cường công tác kiểm tra tín dụng ở tất cả các khâu trước, trong và sau khi cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất. Thường xuyên đánh giá, phân tích thực trạng các khoản vay, đặc biệt là các khoản NQH, các khoản vay có tiềm ẩn rủi ro.

- Chủ động tiếp cận với các ngành, các tổng công ty, chính quyền địa phương cấp quận huyện và thành phố để nắm kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nắm được các dự án đầu tư phát triển cũng như các chủ đầu tư để lựa chọn các dự án đầu tư có đủ điều kiện, có hiệu quả để đầu tư.

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án, các khoản vay

- Tăng cường các sản phẩm cho vay bán lẻ như mua nhà, mua ô tô, cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên,… và bằng các biện pháp linh hoạt kết hợp với các mối quan hệ để tiếp cận các khách hàng tiềm năng có nhu cầu sử dụng những sản phẩm tín dụng trên để khai thác nhu cầu tín dụng của họ.

- Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động đảm bảo tính tuân thủ và cẩn trọng, đặc biệt đối với hoạt động tín dụng.

- Kiên quyết không để phát sinh nợ xấu, xử lý triệt để nợ xấu ở mức dưới mức <3%.

- Phân tích đánh giá lại từng khoản nợ gắn với các hình thức tài sản bảo đảm, phân tích đánh giá lại các rủi ro tín dụng, quản lý tốt các rủi ro để tiếp tục quan hệ tín dụng trong các giới hạn an toàn cho phép để nâng cao chất lượng tín dụng.

- Tận thu nợ xấu, nợ quá hạn để tăng thu nhập nhằm nâng cao năng lực tài chính tín dụng, kiểm soát chặt các cơ cấu tín dụng, các giới hạn tỷ lệ an toàn theo các chuẩn mực và cam kết, chỉ tăng trưởng khi kiểm soát tốt được các doanh nghiệp - khách hàng với các điều kiện tín dụng được bảo đảm.

- Tập trung đánh giá và phân tích khách hàng hoạt động tại chi nhánh, kể các các khách hàng không hoạt động tiền gửi để có chính sách thu hút khách hàng về hoạt động khép kín tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu giải pháp cho những khó khăn và hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện các hoạt động thuộc lĩnh vực đầu tư tại nh tmcp hàng hải – chi nhánh hà nội (Trang 31 - 32)