I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ NĂM 2000-NAY:
2. Môi trường nhân khẩu học
Nhật Bản – Đất nước mặt trời mọc là một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, nhưng đồng thời cũng có tỷ lệ sinh vô cùng thấp.
Nhật Bản đã là xã hội già hóa (Tức là xã hội có dân số già từ 65 trở lên chiếm 7% tổng dân số). Từ đầu năm 1970 đến năm 1994, Nhật Bản trở thành xã hội có dân số già ( Tức là nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 14% tổng dân số). Đến năm 2005, Nhật Bản trở thành nước có tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên cao nhất thế giới, hơn 20% tổng dân số, hơn cả Italy (Theo
http://www.gopfp.gov.vn)
Tháp dân số của Nhật Bản (Năm 2012) trên cho thấy, cấu trúc độ tuổi của Nhật Bản như sau:
Độ tuổi Nam (Người) Nữ (Người) Tỉ lệ (%)
0-14 8.927.803 8.268.937 13,5%
15-24 6.385.033 6.046.609 9,8%
24-54 24.299.387 24.686.224 38,5%
55-64 9.166.111 9.177.111 14,4%
Từ đó, ta có thể thấy, cấu trúc tuổi của Nhật Bản có xu hướng già đi một cách rõ rệt và nhanh chóng.
Chính phủ Nhật Bản ngày 16/9/2013 cũng cho biết, số người trong độ tuổi trên 65 đã chạm mức cao kỷ lục lên tới 31,86 triệu người ở nước này, tăng 1,12 triệu so với năm ngoái. Hãng tin Kyodo dẫn báo cáo của Bộ Nội vụ Nhật Bản cho biết con số này đã tăng 0,9 % lên 25 %, căn cứ vào số ca sinh và tử được ghi nhận từ đợt điều tra dân số năm 2010. Điều này có nghĩa rằng trung bình cứ bốn người dân Nhật Bản thì có một người trên 65 tuổi. Số lượng nam giới trên 65 tuổi ở mức 13,69 triệu, chiếm hơn 22 % tổng số nam giới. Trong khi đó, số nữ giới trên 65 tuổi là 18,18 triệu người, chiếm 27,8 % tổng dân số nữ. Theo thống kê, hiện vẫn có khoảng 27,9 % nam giới và 13,2 % nữ giới trên độ tuổi 65 vẫn nằm trong lực lượng lao động đất nước.
Trong tương lai dân số Nhật Bản dự báo sẽ giảm xuống 125 triệu vào năm 2015 khi mà 34 triệu người (chiếm 27% tổng dân số, tương đương 1/4 dân số) sẽ ở độ tuổi từ 65 trở lên. Đến năm 2035 tổng dân số Nhật Bản sẽ giảm còn 111 triệu người, trong đó 37 triệu (chiếm 34% tổng dân số, tương đương 1/3 dân số) sẽ ở độ tuổi từ 65 trở lên. Đến năm 2055 tổng dân số Nhật Bản sẽ chỉ còn chưa tới 90 triệu người, trong đó 36 triệu (chiếm 41% tổng dân số) sẽ ở độ tuổi từ 65 trở lên.
Thay đổi dân số đã tạo ra các vấn đề xã hội, đặc biệt là sự suy giảm lực lượng lao động, đồng thời gia tăng chi phí cho phúc lợi xã hội như vấn đề lương hưu. Già hóa dân số dẫn đến già hóa lực lượng lao động và thiếu hụt lao động trẻ, tác động đến việc làm, tiền lương, thu nhập của các công ty.
Tỷ lệ ngày càng tăng của người cao tuổi cũng đã có tác động lớn đến chi tiêu của Chính phủ. Năm 1992, Nhật Bản dành 18% ngân sách quốc gia và dự kiến đến năm 2025 là 27% cho phúc lợi xã hội. Sự suy giảm nhóm dân số trong đô ̣ tuổi lao đô ̣ng có thể dẫn đến suy giảm kinh tế nếu năng suất không tăng nhanh hơn tốc độ của mức đô ̣ giảm lực lượng lao động. Trong vài năm tới, thế hê ̣ bùng nổ sinh sẽ đến tuổi nghỉ hưu và các nhà nghiên cứu dự báo điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng các khoản nợ, thâm hụt và giảm phát. Nhật Bản sẽ cần phải tăng cả về số lượng lực lượng lao động và năng suất lao đô ̣ng để bù đắp cho số người cao tuổi. ( Theo http://www.gopfp.gov.vn )
Từ những vấn đề về dân số Nhật Bản, có thể nhận thấy, chi tiêu của Nhật Bản cho các lĩnh vực kinh tế sẽ bị ảnh hưởng đáng kể theo từng năm và trên nhiều lĩnh vực, và đối với công ty đa lĩnh vực như Hitachi thì ảnh hưởng đó càng mạnh hơn. Hitachi nhấn mạnh tăng hoạt động ở các thị trường mới nước ngoài nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Nhật Bản nơi dân số đang lão hóa nhanh chóng và mở rộng thị trường ra nước ngoài.