I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ NĂM 2000-NAY:
3. Môi trường khoa học công nghệ
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản bước vào kỷ nguyên tăng trưởng chưa từng có. Sự tăng trưởng này được xây dựng trên một nền tảng công nghệ vững chắc trên nhiều khía cạnh như : R&D, hoạt động thương mại công nghệ, bằng sáng chế, công nghệ thông tin và truyền thông
Về R&D:
Nhật Bản đứng thứ 3 trong số các nước công nghiệp phát triển (sau Mỹ và Trung Quốc) về chi tiêu cho khoa học và công nghệ. Tổng số các nghiên cứu và phát triển (R&D) trong năm 2011 lên đến 17,4 nghìn tỷ Yên.
Trong năm tài chính 2011, các doanh nghiệp kinh doanh dành 12,3 nghìn tỷ Yên(chiếm 70,6%); các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức công cộng dành 1,6 nghìn tỷ Yên (chiếm 9%); các trường cao đẳng, đại học dành 3,5 nghìn tỷ Yên (chiếm 20,4%) trong tổng số chi tiêu cho R&D.
Tính đến cuối tháng 3 năm 2012, số lượng các nhà nghiên cứu tại Nhật Bản trong tất cả các lĩnh vực đều tăng, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đạt 884.000 người. Phần lớn các trường đại học nghiên cứu về khoa học tự nhiên cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, trong khi các doanh nghiệp thì chủ yếu nghiên cứu cho mục đích phát triển.
Nhật Bản thúc đẩy chính sách khoa học và công nghệ theo quan điểm lâu dài dựa trên Luật Khoa học và Công nghệ cơ bản, được thành lập vào năm 1995. Kế hoạch cơ bản lần thứ tư (2011- 2015), bắt đầu vào cuối năm 2011 nhằm khôi phục lại Nhật Bản sau trận động đất tháng 3 năm 2011. Trong đó, vấn đề ưu tiên hàng đầu là nỗ lực thúc đẩy nghiên cứu cơ bản và phát triển nguồn nhân lực.
Những tác động này giúp phần nào cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và đem đến sự phát triển công nghệ bền vững cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Đồng thời với đó, các công ty cần tận dụng sự thuận lợi này giúp công ty phát triển hơn
Về thương mại công nghệ
Hoạt động thương mại công nghệ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu công nghệ của các doanh nghiệp với các nước khác. Trong năm 2011, Nhật Bản chi trả 2.385 tỷ yên từ nhập khẩu công nghệ, giảm 2,1% so với năm trước đó. Trong khi đó, Nhật Bản đã thu được 4.150 tỷ yên từ xuất khẩu công nghệ, giảm 21,8% so với năm tài chính trước. Các thị trường nhập khẩu công nghệ chính của Nhật Bản là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan và Anh. Mặt khác, Nhật Bản thường xuất khẩu công nghệ từ Hoa Kỳ, Pháp và Đức. Có thể hình dung rõ ràng hơn về tình hình xuất, nhập khẩu công nghệ Nhật Bản qua hai biểu đồ bên dưới.
Biểu đồ: Tình hình xuất nhập khẩu công nghệ Nhật Bản giai đoạn 2002-2011
Từ biểu đồ trên, có thể nhận thấy, biến động từ hoạt động thương mại công nghệ chủ yếu là bởi biến động xuất khẩu của Nhật Bản, về nhập khẩu thì mặc dù có biến động nhưng không đáng kể. Nhưng nhìn chung, theo thời gian, Nhật Bản càng có xu hướng tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, như thế có thể thấy hoạt động thương mại công nghệ biến đổi theo chiều hướng tích cực.
Biểu đồ: Tình hình xuất, nhập khẩu Nhật Bản trên thế giới
Từ biểu đồ tình hình xuất, nhập khẩu Nhật Bản trên có thể nhận thấy hoạt động thương mại công nghệ Nhật Bản chủ yếu là với Hoa Kì, một hùng cường về khoa hoc, công nghệ (Chiểm 75.9% về nhập khẩu công nghệ và 33.7% về xuất khẩu công nghệ). Ngoài ra, các sản phẩm công nghệ của Nhật Bản được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, điều này thể hiện phần nào sự tiến bộ của công nghệ Nhật Bản từ một mức xuất khẩu và nhập khẩu khá thấp vào năm 2002 (Chưa đến 1500 tỉ yên), đến năm 2011 đã đạt mức xấp xỉ 2500 tỉ yên.
Tính đến tháng 7 năm 2012, đã có hơn 140 quốc gia, trong đó có Nhật Bản, đã tham gia vào hệ thống bằng sáng chế quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới(WIPO). Trong năm 2012, số lượng các ứng dụng bằng sáng chế quốc tế được thực hiện dựa trên các Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT) là 194.926, trong đó có Nhật Bản chiếm 43.659, tăng 12,3% so với năm trước.
Biểu đồ: Số lượng các ứng dụng bằng sáng chế quốc tế được thực hiện dựa trên các Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT)
Về công nghệ thông tin và truyền thông
Hiện nay, số người sử dụng Internet liên tục tăng tại Nhật Bản. Tính đến cuối năm 2012, số lượng người đã sử dụng Internet trong năm qua đạt 96.520.000 người. Điều này chứng tỏ sự khuếch tán Internet rất nhanh và rộng tại Nhật Bản.
Càng ngày công nghệ truyền thông tại Nhật Bản càng phát triển, nhiều sản phẩm, dịch vụ mới ra đời. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ tại các nhà máy công nghiệp cũng không ngừng tăng cao và đem lại hiệu ứng tích cực.
Biểu đồ: Số lượng thuê bao Internet trên thế giới
Từ biểu đồ trên, có thể thấy số lượng thuê bao Internet trên thế giới rất lớn (Cao nhất xấp xỉ 160 tỉ thuê bao). Trong đó, Nhật Bản đứng thứ 3 trên thế giới với hơn 30 tỉ thuê bao vào năm 2011, con số này cho thấy công nghệ thông tin và truyền thông phổ biển một cách rộng rãi và đi liền với đời sống người dân Nhật Bản. Đây phần nào là cơ sở cho các công ty công nghệ thông tin & truyền thông không ngừng nghiên cứu, sáng tạo các sản phẩm chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng. Trong đó có cả Hitachi
Sự phát triển của khoa học, công nghệ Nhật Bản phần nào tạo những tiền đề quan trọng cho sự tiến bộ không ngừng các sản phẩm của Hitachi. Đặc biệt, nhờ áp dụng những tiến bộ về khoa học, công nghệ, các sản phẩm của Hitachi (Trong đó có các sản phẩm điều hòa gia dụng ) ngày càng có sức hút, nâng cao uy tín hơn với mẫu mã, chủng loại đa dạng, hiện đại.