I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC 1 Vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc
5. Phương pháp đại đoàn kết dân tộc
Một là, làm tốt công tác vận động quần chúng (Dân vận)
Hồ Chí Minh coi đoàn kết, đại đoàn kết như một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của Đảng. Để thực hiện mục tiêu đó thì phải làm tốt công tác vận động quần chúng. Vận động quần chúng để thu hút quần chúng chính là để đoàn kết mọi người, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội, và văn hóa. Theo Người, để phát huy đầy đủ vài trò, trí tuệ, khả năng to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước cũng như mọi cán bộ, đảng viên phải biết làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ và vận động quần chúng nhân dân thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; phải giúp nhân dân hiểu đầy đủ, sâu sắc về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người công dân đối với Đảng, với Tổ quốc và với dân tộc, từ đó họ tích cực, chủ động, tự giác phấn đấu và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng. Người dặn: “cần phải chịu khó tìm đủ cách giải thích cho họ hiểu rằng: những việc đó là vì lợi ích của họ mà phải làm”. Theo Hồ Chí Minh mọi phương pháp tiếp cận và vận động quần chúng đều phải phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của quần chúng; đồng thời phải xuất phát từ thực tế trình độ dân trí và văn hóa, theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, bao gồm cả phong tục, tập quán và cụ thể với từng địa phương, từng đối tượng của nhân dân.
Hai là, thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phù hợp với từng đối tượng để tập hợp quần chúng
Theo Hồ Chí Minh, để tập hợp quần chúng nhân dân một cách có hiệu quả, cần phải tổ chức đoàn thể, tổ chức quần chúng. Đây là những tổ chức để tập hợp, giáo dục, 221 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, t11, tr.362
101
rèn luyện quần chúng cho phù hợp với từng giai cấp, dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, giới tính, vùng miền…như các tổ chức: Công đoàn, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…Các đoàn thể, tổ chức quần chúng có nhiệm vụ giáo dục, động viên và phát huy tính tích cực của các quần chúng nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ của cách mạng trong từng giai đoạn.
Các đoàn thể, tổ chức quần chúng ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng, đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Chính vì vậy mà trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, xây dựng và bảo vệ đất nước, các tổ chức, đoàn thể không ngừng lớn mạnh về số lượng, hoạt động ngày càng có hiệu quả, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng, là hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn dân.
Ba là, các đoàn thể, tổ chức quần chúng được tập hợp và đoàn kết trong Mặt trân dân tộc thống nhất
Theo Hồ Chí Minh, các đoàn thể, tổ chức quần chúng hợp thành Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận dân tộc thống nhất càng rộng rãi, càng chặt chẽ, thống nhất bao nhiêu thì khối đại đoàn kết dân tộc càng mạnh mẽ, càng chặt chẽ, càng bền vững bấy nhiêu. Các đoàn thể, tổ chức quần chúng và Mặt trận dân tộc thống nhất là sợi dây gắn kết Đảng với nhân dân. Người khẳng định: “Những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bênh vực quyền của dân, liên lạc mật thiết nhân dân với Chính phủ”. Như vậy, bản chất của đoàn thể nhân dân, các tổ chức quần chúng là tổ chức của dân, do đó vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân là phải vận động quần chúng bao gồm các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội tham gia vào các tổ chức của mình. Công tác vận động quần chúng phải dựa trên chiến lược: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công”. Đối với các đoàn thể, tổ chức quần chúng, Hồ Chí Minh cho rằng tập hợp và đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất, do vậy đều có sự chỉ đạo trong công tác vận động, thu hút, tập hợp quần chúng tham gia sinh hoạt trong tổ chức của mình. Người chỉ rõ: “Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam…Phải đoàn kết tốt các đảng phái, các đoàn thể, các nhân sĩ trong Mặt trận tổ quốc Việt Nam, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ nhau, cùng nhau tiến bộ. Phải đoàn kết các dân tộc an hem, cùng nhau xây dựng Tổ quốc…Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận ấm no, xây dựng Tổ quốc”
102