II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
d. Tinh thần quốc tế trong sáng
266 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, t.4, tr.187 267 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, t.15, tr. 668 267 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, t.15, tr. 668 268Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, t.15, tr.662
128
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Điều này được bắt nguồn từ bản chất của giai cấp công nhân, nhằm vào mối quan hệ rộng lớn vượt ra khỏi giới hạn quốc gia dân tộc.
Hồ Chủ tịch là tượng trưng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và sâu sắc. Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với các dân tộc bị áp bức, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc; chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sôvanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng bá quyền. Hồ Chí Minh nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, nhưng luôn kêu gọi phải tăng cường đoàn kết và hợp tác quốc tế, đồng thời phải ra sức ủng hộ và giúp đỡ đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh theo tinh thần quốc tế trong sáng:
“Quan sơn muôn dặm một nhà, Bốn phương vô sản đều là anh em!”
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa nhân Việt Nam và nhân dân thế giới, đã tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay cho đối đầu, nhằm kiến tạo một nền văn hóa hòa bình cho nhân loại; đó là di sản thời đại vô giá của Người về hòa bình, hữu nghị, hợp tác phát triển giữa các dân tộc.