Phần mềm tính toán và thể hiện bản vẽ

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ TÍNH TOÁN ICON PLAZA BÌNH DƯƠNG (Trang 25 - 26)

Phần mềm phân tích kết cấu: ETABS v9.7.1 (Hệ khung, cầu thang 2D, mô phỏng giai đoạn thi công Shoring & Kingpost), SAFE v12.2.1 (Sàn, móng), Plaxis 2D (Tường vây).

Phần mềm triển khi bản vẽ: Autocad 2020.

Microsoft 2016 và một số chương trình tính Excel do sinh viên tự phát triển.

2.2. VẬT LIỆU SỬ DỤNG

Trong nhà cao tầng các cấu kiện đều chịu các tải trọng thẳng đứng và tải trọng nằm ngang lớn. Để đủ khả năng chịu lực, đồng thời đảm bảo tiết diện các kết cấu thanh như cột, dầm, các kết cấu bản như sàn, vách có kích thước hợp lý, phù hợp với giải pháp kiến trúc mặt bằng và không gian sử dụng. Vật liệu dùng trong kết cấu nhà cao tầng cần có cấp độ bền chịu kéo, nén, cắt cao. Thường dùng bê tông cấp độ bền từ

B25 đến B60 và cốt thép giới hạn chảy từ 300MPa trở lên.

Bê tông là vật liệu đàn dẻo, nên có khả năng phân phối lại nội lực trong các kết cấu, sử dụng rất hiệu quả khi chịu tải trọng lặp lại (tải trọng gió, động đất). Bê tông có tính liền khối cao giúp cho các bộ phận kết cấu liên kết lại thành một hệ chịu lực theo các phương tác động của tải trọng. Tuy nhiên, bê tông có trọng lượng bản thân lớn nên thường được sử dụng có hiệu quả cho các nhà dưới 30 tầng. Khi nhà cao trên 30 tầng nhất thiết phải dùng bê tông có cường độ cao, bê tông ứng lực trước hay bê tông cốt cứng hoặc dùng kết cấu thép hoặc kết cấu thép – bê tông liên hợp. Ngoài kết cấu chịu lực, kết cấu bao che trong nhà cao tầng cũng chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng khối lượng công trình. Bởi vậy cần sử dụng các loại vật liệu nhẹ, có khối lượng riêng nhỏ, tạo điều kiện giảm đáng kế không chỉ đối với tải trọng thẳng đứng mà còn cả đối với tải trọng ngang do lực quán tính gây ra.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ TÍNH TOÁN ICON PLAZA BÌNH DƯƠNG (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w