Nguyên tắc lựa chọn kết cấu chịu lực nhà cao tầng

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ TÍNH TOÁN ICON PLAZA BÌNH DƯƠNG (Trang 33 - 34)

2.5.1.1. Tính đồng nhất và liên tục của việc phân bổ độ cứng và cường độ các cấu kiện

chịu lực

Khi thiết kế kháng chấn cần phải tạo ra một sự đồng nhất và liên tục trong việc phân bố độ cứng và cường độ của các cấu kiện chịu tải trọng.

Độ cứng của các cấu kiện chịu tải ngang (cột, vách, lõi,…) không đổi suốt chiều cao, phải đồng trục, tránh lệch trục.

Các cột và dầm phải đồng trục, bề rộng các cột và dầm phải gần bằng nhau để dễ dàng cho việc cấu tạo các chi tiết cốt thép và thuận lợi cho việc truyền momen, lực cắt qua chỗ liên kết gữa chúng.

Các cột và vách chịu lực đều liên tục và đường truyền tải của nó không bị gãy hoặc đứt khúc từ móng đến mái.

2.5.1.2. Bố trí vách cứng

Nên thiết kế các vách giống nhau (về độ cứng cũng như kích thước hình học), bố trí sao cho tâm cứng của hệ trùng với tâm trọng lực.

Các vách nên có chiều cao chạy suốt từ móng đến mái và độ cứng không đổi trên toàn bộ chiều cao hoặc giảm từ dưới lên trên.

Chiều dày vách đổ toàn khối chọn không nhỏ hơn 200 mm và không nhỏ hơn 1/20 chiều cao tầng.

2.5.1.3. Phân bố độ cứng và cường độ theo phương ngang

Độ cứng và cường độ của kết cấu nên bố trí đều đặn và đối xứng trên mặt bằng công trình. Để giảm độ xoắn khi dao động, tâm cứng của công trình cần được bố trí tâm hình học của nó.

Hệ kết cấu chịu lực ngang chính của công trình cần được bố trí theo hai phương và khoảng cách giữa các vách cứng phải nằm trong giới hạn nhất định để có thể xem kết cấu sàn không bị biến dạng trong mặt phẳng của nó khi chịu tải trọng ngang.

2.5.1.4. Phân bố độ cứng và cường độ theo phương đứng

Độ cứng và cường độ của kết cấu nhà cao tầng cần được thiết kế đều hoặc giảm dần lên phía trên, tránh thay đổi đột ngột.

Độ cứng của tầng trên không nhỏ hơn 70% độ cứng của kết cấu tầng dưới nó.

2.5.1.5. Nguyên tắc cơ bản của việc thiết kế kháng chấn

Nguyên tắc cơ bản của việc thiết kế kháng chấn là đảm bảo cho các cột không bị phá hoại trước dầm. Dưới tác động của động đất, biến dạng dẻo phải xuất hiện trước hết ở dầm, sau đó mới tới cột, có thể một số dầm bị hư hỏng trong khi đó cột vẫn còn đủ khả năng chịu tải, giúp công trình không bị sụp đổ. Trường hợp thiết kế “dầm khỏe cột yếu”, khớp dẻo xuất hiện ở cột trước, cột bị biến dạng và mất ổn định đầu tiên thì lực nén sẽ nhanh chóng làm cột bị phá hoại dẫn đến nguy cơ công trình có khả năng bị sụp đổ cao.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ TÍNH TOÁN ICON PLAZA BÌNH DƯƠNG (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w