Đào tạo, nâng cao tay nghề cho lực lượng công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất

Một phần của tài liệu Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn điều hành, chỉ đạo sản xuất tại công ty AJINOMOTO Việt Nam (Trang 31)

tiếp sản xuất

Để có được đội ngũ lao động giỏi thì ngoài việc tự bản thân người lao động phải nỗ lực trau dồi kiến thức thực tế tư công việc thì chính bản thân doanh nghiệp cũng cần tổ chức đào tạo và nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên.

Quản đốc phân xưởng cần bố trí tổ trưởng chỉ đạo, theo dõi và cùng làm việc với công nhân, nêu cao tinh thần đoàn kết trong nội bộ phân xưởng. Các công nhân cũ hướng dẫn và giúp đỡ công nhân mới cùng làm việc để công nhân mới mau bắt kịp trình độ của công nhân mới giúp cho tiến độ sản xuất được đẩy nhanh và hiệu quả.

Các tổ trưởng, chuyền trưởng, trưởng ca phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra sản phẩm làm ra, khi thấy sai sót cần tiến hành điều chỉnh, khắc phục ngay và tiến hành kiểm điểm làm rõ nguyên nhân tránh lỗi sai lặp lai.

Đào tạo cả kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm cho công nhân viên, ngoài nghiệp vụ chuyên môn cần tạo cho họ tác phong công nghiệp, kỹ năng làm việc tập thể, kỹ năng phát biểu và trình bày ý kiến, tạo mội trường thân thiện để khuyến khích họ phát biểu ý kiến và có thể đưa ra những sáng kiến, những suy nghĩ tích cực mang tính đột phá giúp cải thiện quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mỗi năm công ty nên tổ chức các Hội thi sáng tạo nhằm tìm ra những nhân viên, công nhân tài năng của công ty, có những phần thưởng xứng đáng để động viên khuyến khích họ đồng thời đào tạo và quản lý đúng đắn để giữ chân nguồn nhân lực quý báu này.

Một phần của tài liệu Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn điều hành, chỉ đạo sản xuất tại công ty AJINOMOTO Việt Nam (Trang 31)