Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2 - Địa vị pháp lý của các loại hình DN (Trang 67 - 69)

hạn;

- Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; - Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

4.2.2. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp (Đ208)

Giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án (Điều 209 LDN 2020)

4.2.3. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp (Điều 210)

4.2.4. Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể (Đ211)

- Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp bị nghiêm cấm thực hiện các hoạt động sau đây:

+ Cất giấu, tẩu tán tài sản;

+ Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

+ Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;

+ Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản; + Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; + Huy động vốn dưới mọi hình thức.

- Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân có hành vi vi phạm quy định trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

TÓM LƯỢC

• Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

• Mọi tổ chức, cá nhân nếu không thuộc các trường hợp qui định tại khoản 2, Điều 17, Luật doanh nghiệp năm 2020 đều có quyền thành lập doanh nghiệp.

• Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp sau khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi:

+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh; + Tên doanh nghiệp đặt đúng qui định của pháp luật;

+ Trụ sở chính doanh nghiệp có địa chỉ xác định trên lãnh thổ Việt Nam; + Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ và đã nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh. • Địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân, Công ty

TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp nhà nước, Nhóm công ty)

• Tổ chức lại doanh nghiệp được thực hiện dưới các hình thức: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi doanh nghiệp.

• Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 2: Doanh nghiệp khác với các cơ quan quản lý nhà nước ở những điểm nào? Trường học tư, bệnh viện tư có phải là doanh nghiệp không?

Câu 3: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp được tiến hành hoạt động kinh doanh kể từ thời điểm nào?

Câu 4: Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh? Câu 5: Trình bày các trường hợp xác lập tư cách thành viên trong CT TNHH 2 thành viên trở lên?

Câu 6: Khi nào thì thành viên trong CT TNHH 2 thành viên trở lên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp?

Câu 7: Sự chuyển nhượng vốn của các thành viên trong CT TNHH 2 thành viên trở lên được thực hiện thế nào?

Câu 8: Trình bày cơ cấu tổ chức trong CT TNHH 1 thành viên là tổ chức?

Câu 9: Trình bày mối quan hệ giữa CTCP và thị trường chứng khoán? 2. Phân biệt cổ phần và cổ phiếu?

Câu 10: Tính đại chúng trong CTCP được thể hiện như thế nào?

Câu 11: Việc thông qua các quyết định của Hội đồng quản trị được thực hiện dưới hình thức nào?

Câu 12: Ý nghĩa của sự bổ sung công ty hợp danh vào hệ thống các doanh nghiệp ở nước ta?

Câu 13: Doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới những hình thức nào?

Câu 14: Có những hình thức nhóm công ty nào? Vì sao tồn tại nhóm công ty? Câu 15: Tổ chức lại công ty gồm những hình thức nào?

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2 - Địa vị pháp lý của các loại hình DN (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)