Tiêu chuẩn đánh giá cảm biến sinh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo điện cực biến tính trên cơ sở graphen ứng dụng trong phân tích ure và axít uric (Trang 34 - 35)

Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá và yêu cầu đối với cảm biến sinh học:

- Độ chính xác: Độ chính xác thể hiện ở khả năng xác định đúng chất quan tâm, không bị lẫn lộn với các chất khác. Độ chính xác còn được thể hiện ở khả năng định lượng chính xác chất cần phát hiện.

- Độ nhạy: Độ nhạy cũng là một tiêu chí khá quan trọng, nó thể hiện lượng chất nhỏ nhất mà cảm biến có thể phát hiện.

- Giới hạn đo: Giới hạn đo là giá trị lớn nhất, nhỏ nhất mà cảm biến có thể đo được.

- Tốc độ hồi đáp: Tốc độ hồi đáp là khả năng phát hiện, định lượng chất cần phân tích nhanh hay chậm. Đây là một trong những tính chất của cảm biến mà người ta đang tập trung cải tiến – giảm thời gian hồi đáp.

- Khả năng tái sinh: Cho đến bây giờ, hầu hết các cảm biến sinh học chỉ dùng được một lần do khi các tác nhân bắt cặp với đầu thu sinh học, rất khó để tách các tác nhân này ra và tạo thành đầu thu “sạch” như lúc ban đầu. Để khắc phục nhược điểm này người ta đang cố gắng giảm giá thành các sản phẩm dùng một lần và nghiên cứu chế tạo sản phẩm dùng nhiều lần.

- Khả năng tự chuẩn hóa và độ thuận tiện, độ an toàn trong sử dụng: Các cảm biến sinh học sẽ được sử dụng phổ biến ngoài phòng thí nghiệm do đó tiêu chí dễ sử dụng và an toàn cũng rất quan trọng.

- Giá thành: hiện nay cảm biến sinh học thường chỉ sử dụng được 1 lần do đó cần thiết phải giảm giá thành.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo điện cực biến tính trên cơ sở graphen ứng dụng trong phân tích ure và axít uric (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)