PANi/Ureaza
(A) (B)
Hình 3.34: (A) phổ CV và (B) đường biểu diễn sự phụ thuộc của nồng độ urê vào cường độ dòng.
Kết quả cho thấy cảm biến sinh học trên cơ sở màng Gr/PANi có đáp ứng tuyến tính với nồng độ urê trong khoảng từ 5 - 30mM. Khi nồng độ urê lớn hơn 30mM, cường độ dòng điện cũng tăng không đáng kể.
Bảng 3.21: Kết quả đo cường độ dòng của dung dich ure 2mM
Lần đo 1 2 3 4 5 𝐼̅
I(µ𝐴) 0,12 0,11 0,12 0,10 0,13 0,116
Từ kết quả bảng 3.21 được phương trình hồi quy có dạng I (A) =0,11553 + 0,0198*C (mg/mL). Hệ số tương quan của phương trình hồi quy đạt 0,96948.
LOD = 1,59.10-3 (mM); LOQ = 5,3.10-3 (mM).
I (µ
A)
Bảng 3.22: Bảng giá trị thể hiện mối quan hệ giữa nồng độ dung dịch ure và tín hiệu dòng đo được I(µA) Nồng độ (mM) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 𝐼̅ 𝑋𝑡𝑐̅̅̅̅̅ R%= 2 0,12 0,11 0,12 0,10 0,13 0,116 1,92 96% 4 0,18 0,16 0,18 0,16 0,17 0,17 3,84 96% 6 0,25 0,26 0,24 0,25 0,24 0,248 5,94 99% 8 0,30 0,29 0,30 0,30 0,31 0,30 8,12 101%
Từ kết quả thu được ta thấy cảm biến sinh học trên cơ sở màng Gr/PANi có nhiều tiềm năng trong trong phân tích nhanh hàm lượng ure.
3.3.4. Kết luận
Trong phần này, chúng tôi đã trình bày qui trình chế tạo điện cực Pt/Gr/ PANi/Ureaza bằng cách tổng hợp Gr bằng phương pháp CVD sau đó tách và gắn màng Gr lên vi điện cực droppsens. Đặc tính của Gr được đánh giá bằng ảnh SEM, TEM và phổ Raman. Kết quả cho thấy màng Gr tổng hợp là Gr đa lớp với số lượng lớp 2-3. Tổng hợp điện hóa màng PANi lên vi điện cực phủ màng Gr bằng cách quét CV trong dung dịch 0,3 M monome anilin và H2SO4 0,5M và được ổn định trong dung dịch HCl 0,1 M bằng cách quét thế vòng đa chu kỳ. Enzym được cố định trên điện cực và ủ trong hơi glutaraldehit 25% trong 24 giờ, làm khô trong không khí ở nhiệt độ thường. Điện cực Pt/Gr/ PANi/Ureaza sau khi chế tạo xong được khảo sát các điều kiện tối ưu nhất để xác định urê như pH 7, khoảng tuyến tính 5.10-3 – 30.10-3 (mol/L); LOD = 1,59.10-6 (mol/L); LOQ = 5,3.10-6 (mol/L).